Hà Nội

Phản hồi của Bộ Y tế về kiến nghị hỗ trợ mức đóng BHYT hộ gia đình

02-10-2024 09:17 | Y tế

SKĐS - Trên cơ sở quy định của Luật BHYT, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, mức đóng BHYT là 4,5%.

Bộ Y tế nhận được Công văn số 655/BDN của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó cử tri tỉnh Ninh Thuận có kiến nghị: "Theo quy định hiện hành, mức đóng BHYT theo hộ gia đình được áp dụng theo mức lương cơ sở. Việc tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 sẽ dẫn đến mức đóng BHYT theo hộ gia đình sẽ tăng. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, kiến nghị nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ người dân".

Sau khi nghiên cứu nội dung kiến nghị và rà soát các văn bản liên quan, Bộ Y tế cho biết, theo quy định của Luật BHYT, mức đóng BHYT hàng tháng tối đa bằng 6% mức tiền lương hoặc tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.

Trên cơ sở quy định của Luật, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, mức đóng BHYT là 4,5%.

Phản hồi của Bộ Y tế về kiến nghị hỗ trợ mức đóng BHYT hộ gia đình- Ảnh 1.

Cán bộ ngành BHXH Việt Nam tuyên truyền về lợi ích của tham gia BHYT hộ gia đình.

Dựa trên phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT, Quốc hội và Chính phủ đã quy định mức đóng BHYT dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng đóng góp của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và người dân.

Để khuyến khích và hỗ trợ người dân tham gia BHYT, Luật BHYT, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đã quy định các mức đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, hộ nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Đối với nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; điểm e, khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
  • Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Hiện nay, GDP bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 4.284 USD/năm. Theo Bộ Y tế với phạm vi quyền lợi BHYT được hưởng tương đối đầy đủ, mức đóng BHYT hiện tại được đánh giá là tương đối thấp so với các nước có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đồng.

Vì vậy, Bộ Y tế mong cử tri thấu hiểu và ủng hộ chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia BHYT để đảm bảo tài chính khi ốm đau, bệnh tật.

Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT hộ gia đình, như sau:

Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm (trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm).

Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm (trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm).

Người thứ ba: 48.600 đồng/tháng; 583.200 đồng/năm (trước 1/7: 40.230 đồng/tháng; 482.760 đồng/năm).

Người thứ tư: 40.500 đồng/tháng; 486.000 đồng/năm (trước 1/7: 33.525 đồng/tháng; 402.300 đồng/năm).

Người thứ năm trở đi: 32.400 đồng/tháng; 388.800 đồng/năm (trước 1/7: 26.820 đồng/tháng; 321.480 đồng/năm).

Những trường hợp nào được đề xuất hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT?Những trường hợp nào được đề xuất hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT?

SKĐS - Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung quyền lợi của người tham gia BHYT tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP để bảo đảm phù hợp với các quy định mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.

Thái Bình
Ý kiến của bạn