Hà Nội

Phân định rõ chất thải y tế sau hoạt động khám chữa bệnh

01-07-2024 11:22 | Xã hội
google news

SKĐS - Một số chất thải y tế nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm đất, nước, không khí và làm ảnh hưởng tới các sinh vật sống trong môi trường đó.

Các quy định về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã đầy đủ, thống nhấtCác quy định về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã đầy đủ, thống nhất

SKĐS - Bộ Y tế đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị, địa phương trong việc đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế... trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BYT định nghĩa về chất thải y tế như sau: Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ các hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế. Đa phần chất thải y tế đều có nguy cơ gây hại cao đến sức khỏe con người và môi trường nếu không thu gom và xử lý đúng cách.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT phân định chất thải y tế. Cụ thể, chất thải y tế nguy hại bao gồm: Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Trong đó, chất thải lây nhiễm bao gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh.

Còn chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng.

Ngoài ra còn có chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cuối cùng là chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm.

Phân định rõ chất thải y tế sau hoạt động khám chữa bệnh- Ảnh 2.

Thực tế, đa phần các loại chất thải y tế đều tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng cho con người và làm ô nhiễm môi trường.

Đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất; Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất.

Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại; Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân, cadimi; pin, ắc quy; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ; Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch; Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại.

Thông tư 20/2021/TT-BYT cũng quy định cụ thể về chất thải rắn y tế thông thường. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế.

Chất thải rắn y tế là hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất; Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;

Bên cạnh đó còn có các vật sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý; Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không... và các chất thải rắn thông thường khác.

Phân định rõ chất thải y tế sau hoạt động khám chữa bệnh- Ảnh 3.

Xử lý hoặc chạm vào chất thải y tế đều ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không có đồ bảo hôm và được khử trùng. Những người xử lý luôn có nguy cơ cao bị thương do kim tiêm và các vật liệu độc hại khác.

Chất thải y tế còn có khí thải, bao gồm khí thải phát sinh từ phòng xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua đường không khí; khí thải từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên.

Chất thải lỏng không nguy hại bao gồm dung dịch thuốc, hoá chất thải bỏ không thuộc nhóm gây độc tế bào, không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố nguy hại vượt ngưỡng, không chứa vi sinh vật gây bệnh.

Cuối cùng là nước thải y tế, gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế.

Xem thêm video được quan tâm:

Virus bại liệt 'tái xuất' WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng.


Thành Long
Ý kiến của bạn