Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản (VPQ) mạn tính
Mặc dù các dấu hiệu như ho, khò khè, khó thở tương đối giống nhau nhưng hoàn toàn có thể phân biệt hen phế quản và viêm phế quản nhờ vào những lưu ý sau:
Tiền sử bệnh:
- Tiền sử gia đình : hen phế quản có tiền sử gia đình mắc bệnh hen phế quản hoặc có cơ địa dị ứng ở bố hoặc mẹ. Viêm phế quản thì không.
- Tiền sử bản thân: Đối với hen phế quản có thể có tiền sử viêm phế quản tái phát nhiều lần hoặc có cơ địa dị ứng, Viêm phế quản mạn thì thường không có cơ địa dị ứng.
Khởi phát và diễn biến của bệnh:
- Hen phế quản: thường khởi phát sau khi viêm nhiễm đường hô hấp, hoặc sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, khi có môi trường thời tiết thay đổi. Người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện ban đầu như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, sau vài giờ có thể bắt đầu biểu hiện có cơn khó thở, thở khò khè, tức nặng ngực... Thời gian đầu bệnh có thể tự khỏi, sau phải dùng thuốc mới hết.
- Viêm phế quản mạn: bệnh thường xuất hiện khi bị nhiễm lạnh hoặc sau viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm VA, viêm Amidan. Bệnh thường không có biểu hiện khó thở trong thời gian đầu của bệnh, mà thường xuất hiện ở giai đoạn sau khi bệnh đang phát nặng do tình trạng viêm nặng.
Tái phát bệnh:
- Hen phế quản hay tái phát và mức độ tái phát ngày càng dầy lên, được chia thành 4 bậc với những mức độ điều trị thuốc khác nhau, hen có thể tái phát mà không có liên quan đến yếu tố gây nhiễm khuẩn.
- VPQ mạn cũng hay tái phát nhưng thường có liên quan mật thiết với tình trạng nhiễm khuẩn, bệnh diễn biến có thể kiểm soát tốt khi dùng kháng sinh hiệu quả.
Phân biệt hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Về bệnh lý COPD, có một số khác biệt cơ bản giữa hen và COPD bác cần lưu ý như sau:
Hen phế quản: là bệnh lý đa dạng có đặc điểm là viêm đường thở mạn tính. Bệnh được xác định bởi bệnh sử có sự hiện diện của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho thay đổi theo thời gian và cường độ kèm theo giới hạn luồng khí thở ra giao động (Theo GINA 2014)
Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD: có đặc điểm giới hạn luồng khí dai dẳng, được tiến triển và đi cùng với tăng các phản ứng viêm mạn tính đối với các phần tử hoặc khí độc trong đường thở và phổi. Đợt kịch phát và bệnh lý đi kèm góp phần vào việc tăng nặng bệnh. (Theo Gold 2014). COPD thường gặp ở người lớn tuổi, ngoài 40 tuổi trở lên và nguy cơ nhiều nhất ở người hút thuốc lá.
Hen thường cải thiện tự nhiên hoặc do điều trị, nhưng có thể gây ra giới hạn luồng khí cố định còn COPD sẽ diễn tiến chậm qua nhiều năm dù có điều trị nên với hen phế quản có thể bác sĩ sẽ cân nhắc dừng điều trị trong khoảng thời gian nhất định nếu bệnh ổn định, còn COPD cần xác định điều trị liên tục có sự theo dõi định kỳ của bác sĩ.
Lưu ý trong điều trị
Dù là 3 bệnh giống nhau về lâm sàng nhưng lại khác nhau ở bản chất, người bệnh cần chủ động theo dõi phân biệt và đi khám sớm để được điều trị đúng bệnh – đúng thuốc.
Tham khảo thêm tư vấn trực tuyến "Bệnh Hen - Cách điều trị và dự phòng hiệu quả" để nắm rõ hơn thông tin từ 2 chuyên gia về cách phân biệt ba bệnh lý hen phế quản, viêm phế quản, COPD và những lưu ý trong điều trị:
- PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
- PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp người bệnh không còn băn khoăn khi phân biệt các bệnh lý viêm phế quản, hen phế quản, COPD. Cần tư vấn và tham khảo thêm thông tin, vui lòng gọi tổng đài bác sĩ miễn cước 1800 5454 35/ website www.benhhen.vn
Xem thêm thông tin về thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản, viêm phế quản, COPD
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại website hoặc facebook. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |