Phân biệt dị ứng thực phẩm và bất dung nạp thực phẩm

04-08-2023 12:02 | Y học 360
google news

SKĐS - Người bị dị ứng thực phẩm luôn có nguy cơ bị phản ứng tiếp theo đe dọa đến tính mạng ngay cả khi các phản ứng trước đó là nhẹ.

Không dung nạp thực phẩm và dị ứng thực phẩm là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau, với các triệu chứng nguyên nhân na ná nên dễ bị nhầm lẫn.


Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm có nghĩa là cơ thể không thể tiêu hóa đúng cách một loại thực phẩm nào đó, do đó thực phẩm có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Các triệu chứng không dung nạp thực phẩm có thể bao gồm đau đầu, khó chịu, buồn nôn, đầy hơi, đau thắt bụng, tiêu chảy

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng lại nhầm lẫn, coi thực phẩm là kẻ gây hại và kích hoạt đáp ứng chống lại. Điều này dẫn đến phản ứng dị ứng — một phản ứng của hệ thống miễn dịch trong đó histamine được giải phóng trong cơ thể. Phản ứng có thể gây ra các triệu chứng như mày đay, mẩn ngứa, đau bụng, khàn tiếng, ho, co thắt đường thở, khó thở hoặc tụt huyết áp.

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng lại nhầm lẫn, coi thực phẩm là kẻ gây hại và kích hoạt đáp ứng chống lại.

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng lại nhầm lẫn, coi thực phẩm là kẻ gây hại và kích hoạt đáp ứng chống lại.

Ngay cả khi các phản ứng trước đó là nhẹ, người bị dị ứng thực phẩm luôn có nguy cơ bị phản ứng tiếp theo đe dọa đến tính mạng. Ăn một lượng nhỏ thức ăn có thể dẫn đến sốc phản vệ. Vì vậy, khi được xác định bị dị ứng thực phẩm nào đó phải tránh hoàn toàn thực phẩm đó và học cách sơ cứu trong tình huống khẩn cấp.

Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm và chứng không dung nạp thực phẩm

Nguyên nhân không dung nạp thực phẩm:

  • Thiếu một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa hoàn toàn một loại thực phẩm. Không dung nạp lactose là một ví dụ phổ biến.
  • Hội chứng ruột kích thích: Tình trạng mãn tính này có thể gây chuột rút, táo bón và tiêu chảy.
  • Căng thẳng tái diễn hoặc các yếu tố tâm lý: Đôi khi chỉ nghĩ đến một món ăn cũng có thể khiến bạn phát ốm. Lý do không được hiểu đầy đủ.

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn:

  • Phản ứng dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một loại thức ăn hoặc một chất có trong thức ăn.
  • Ăn phải các thức ăn dễ gây dị ứng: Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, lạc, các loại hạt, cá, động vật có vỏ như tôm, cua.., lúa mì, đậu nành.
  • Dị ứng thức ăn sau gắng sức trong vòng vài giờ sau khi ăn một số thực phẩm nhất định. Một trong những thức ăn dị ứng được ghi nhận nhiều nhất là lúa mì, động vật có vỏ...
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lời khuyên của bác sĩ

Đối với một số người, một phản ứng dị ứng với một loại thức ăn cụ thể có thể gây khó chịu nhưng cũng không nghiêm trọng với cơ thể. Tuy nhiên, với người khác, một phản ứng dị ứng thức ăn có thể nặng nề, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, hãy thực hiện những lưu ý sau đây:

  • Tìm hiểu kỹ về thành phần thực phẩm được sử dụng.
  • Nếu đã có một loại dị ứng khác hoặc nếu có tiền sử dị ứng trong gia đình thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được test và làm các xét nghiệm loại trừ.
  • Khi ăn ở nhà hàng nên cẩn thận lựa chọn thức ăn và phải chắc chắn rằng bữa ăn không chứa những thực phẩm gây dị ứng với cơ thể.

Bất dung nạp lactose ở trẻ

Bất dung nạp Lactose là tình trạng cơ thể bé khó tiêu hoa được loại đường Lactose, một loại đường có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, tình trạng này sẽ sẽ gây ra nhiều triệu chứng phụ thuộc vào lượng sữa trẻ ăn và lượng men Lactase mà cơ thể tiết ra.

Thông thường, sau khi uống sữa 30 – 2 giờ, trẻ bất dung nạp lactose se bị buồn nôn, nôn, đầy bụng, đau quặn bụng, quấy khóc hoặc tiêu chảy.

Khi có con bị bất dung nạp Lactose, cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ uống sữa giảm hoặc free lactose
  • Có thể bổ sung thêm men tiêu hóa Lactase ngay trước khi ăn các sản phẩm từ sữa
  • Sử sụng các sản phẩm dinh dưỡng giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ mà không được cung cấp từ sữa như bông cải xanh, các loại đậu, đậu phụ hoặc sữa đậu nành.
  • Sử dụng chế phẩm sữa ít đường lactose như phô mai, sữa chua
  • Luôn kiểm tra mác thực phầm xem có đường lactose hay các chú thích riêng dành cho trẻ bất dung nạp lactose.

Xem thêm video được quan tâm

Uống trà tâm sen có tốt không?


Bs Trần Đồng - BV Sản nhi Vĩnh Phúc
Ý kiến của bạn