Tật cận thị là gì?
Theo BS. Hoàng Thanh Nga – Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, tật cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường, với độ cận thấp, thường dưới 6 độ. Theo thống kê, độ tuổi dễ mắc phải tật cận thị là từ 10 – 16 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc phải tật cận thị là do chế độ sinh hoạt hàng ngày: tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử, ngồi sai tư thế… và môi trường sống.
Bệnh cận thị là gì?
Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu dài hoặc giác mạc cong, dẫn đến độ hội tụ của đục thủy tinh thể quá mức, ánh sáng đến mắt hội tụ phía trước võng mạc (người bình thường sẽ hội tụ phía trên võng mạc) khiến mắt của người mắc cận thị nhìn xa không rõ, nhìn gần sẽ rõ hơn.
Tương tự như tật cận thị, bệnh cận thị khiến người mắc phải bị suy giảm thị lực, ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, người mắc bệnh cận thị sẽ có độ cận cao hơn, hơn 6 độ. Bệnh cận thị do có yếu tố di truyền nên độ tuổi mắc phải có thể từ khi còn nhỏ. Vì thế, trẻ em cần phải được sàng lọc cận thị trước độ tuổi đến trường để có hướng chăm sóc và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng không tốt cho mắt.
Bệnh cận thị do 2 nguyên nhân chính sau đây:
Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ có độ cận cao cũng sẽ ảnh hưởng đến thị giác của con, con có khả năng mắc phải cận thị từ khi còn bé và dễ tăng độ cận ngay cả khi ở tuổi trưởng thành.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Lứa tuổi từ 10 – 16 cần chú ý vận động nhiều, tuy nhiên, các em lại bỏ qua điểm quan trọng này dẫn đến việc dễ mắc phải các bệnh về mắt. Bênh cạnh đó, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như: tiếp xúc quá lâu với màn hình điện tử, ngồi sai tư thế, nhìn vật ở khoảng cách quá gần… lâu ngày sẽ có nguy cơ dẫn đến cận thị.

Bệnh cận thị phổ biến trong độ tuổi từ 10 – 16 tuổi
Mức độ nguy hiểm của bệnh cận thị
Theo BS. Hoàng Thanh Nga, năm 2020 có 30% dân số thế giới cận thị, dự kiến với tốc độ tiến triển hiện tại thì năm 2050 có khoảng 50% dân số thế giới cận thị trong đó 65% là dân số Đông Á.
Dù xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, thế nhưng tật cận thị và bệnh cận thị đều dẫn đến những ảnh hưởng nhất định.
Cận thị xuất hiện càng sớm, tốc độ tiến triển càng nhanh thì nguy cơ các vấn đề thị giác sẽ càng nhiều. Cận thị nặng là hậu quả việc kiểm soát cận thị không tốt và gây nên các biến chứng tại mắt nguy hiểm kèm theo: độ cận càng cao, võng mạc càng mỏng dẫn đến thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc, thoái hóa hoàng điểm cận thị, đục thủy tinh thể, glocomglaucoma… Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhược thị, lác… ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Cận thị ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của trẻ
Ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc khác của mắt thì cận thị cao còn ảnh hưởng đến chất lượng thị giác và chất lượng cuộc sống. Người bệnh bị suy giảm thị lực sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn, kéo theo hạn chế về những hoạt động sinh hoạt hang ngày.
Nhiều trường hợp cho rằng chỉ cần cận thị là có thể đeo kính, duy trì độ cận. Trên thực tế, tình trạng sức khỏe mắt của mỗi người là khác nhau, vì thế khi phát hiện có dấu hiệu của cận thị, cần phải đến những co sở uy tín để khám và có hướng điều trị phù hợp, tránh kéo dài bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.
Vì vậy, chúng ta cần hành động sớm nhằm nâng cao nhận thức và thông tin của người dân về cận thị và kiểm soát sự tiến triển của cận thị để hạn chế những biến chứng của cận thị cao.
