Phải làm gì khi bị rong kinh ở tuổi dậy thì?

19-02-2021 10:00 | Y học 360

SKĐS - Rong kinh là chứng bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới, xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Rong kinh ở tuổi dậy thì là gì? Biện pháp xử lý nào an toàn và hiệu quả?

image001

Ảnh minh họa

Rong kinh ở tuổi dậy thì là gì?

Hiện nay trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn, hành kinh xuất hiện và cơ thể có những thay đổi rõ rệt. Một chu kỳ kinh nguyệt đều thường kéo dài từ 3-5 ngày, lượng máu kinh mất đi khoảng 50-80ml, vòng kinh dao động từ 26-30 ngày. Rong kinh tức là số ngày “đèn đỏ” vượt quá 7 ngày và lượng máu kinh tiết ra lớn hơn mức bình thường, trên 80ml máu/ tháng. Tình trạng này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho người mắc.

Tuổi dậy thì là thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt nên cũng sẽ xuất hiện một vài rối loạn như rong kinh. Tuy nhiên, rong kinh ở tuổi dậy thì khác với rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh hoặc rong kinh sau sinh, mãn kinh sau khi hút thai.

Vì sao lại bị rong kinh ở tuổi dậy thì?

- Buồng trứng hoạt động chưa ổn định.

- Rối loạn hormone tuyến yên gây ảnh hưởng đến hormone buồng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

- Rối loạn chảy máu do rối loạn tiểu cầu khiến lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường.

- Nhiễm trùng gây rong kinh tuổi dậy thì do các bệnh lây qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng ở các khu vực lân cận, tình trạng này gây chảy máu âm đạo kéo dài, suy nhược cơ thể.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ở tuổi dậy thì như thuốc nội tiết tố, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu.

Tuy nhiên ở độ tuổi này, nhiều bạn gái vẫn chưa đủ kiến thức sinh sản, chưa biếtchăm sóc cơ thể đúng cách. Nếu tình trạng rong kinh kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Rong kinh ở tuổi dậy thì sẽ khiến cơ thể mất đi lượng máu khá lớn, bạn gái dễ thiếu máu, chóng mặt, da xanh xao, sút cân, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, rong kinh còn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ của nữ giới.

Rong kinh ở tuổi dậy thì làm sao cho khỏi?

Tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì không phải là quá nguy hiểm nhưng cần được xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ sau này.

Nếu tình trạng rong kinh mức độ nhẹ, các bạn trẻ chỉ cần thay đổi nhịp sinh hoạt, chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp. Hạn chế dùng các loại thức ăn nhiều chất béo và các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các loại thảo dược dân gian như cây nhọ nồi khắc phục rong kinh hiệu quả, cải thiện rong kinh bằng ngải cứu.

Trong tình trạng rong kinh kéo dài, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc chứa nội tiết tố để đi cân bằng lượng estrogen và progesterone giúp ổn định kinh nguyệt. Những loại thuốc nên uống khi bị rong kinh tuổi dậy thì như viên bổ sung sắt, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tránh thai nội tiết, …

Cách phòng chứng rong kinh ở tuổi dậy thì

- Bổ sung thực phẩm giàu sắt, protein

Các bạn gái nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu sắt, protein như thịt đỏ, rau bina, các loại đậu, cá, ... cung cấp đủ lượng khoáng chất cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt khi bị rong kinh. Có thể bổ sung sắt bằng viên uống sắt hữu cơ chứa các dưỡng chất tạo máu như vitamin B12, kẽm nano, vitamin E, acid folic và uống nhiều nước chứa vitamin C như nước cam, nước chanh, nước bưởi để mang lại hiệu quả tốt nhất.

- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tuổi dậy thì nhiều bạn trẻ có thói quen sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên thức khuya, ăn đồ ăn nhanh, uống nước có ga,… khiến kinh nguyệt bị rối loạn, thường gặp nhất là rong kinh. Vậy nên ở tuổi dậy thì cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ tâm trạng tốt, tránh để căng thẳng, kích thích tinh thần quá mức vừa giúp tăng chiều cao, phát triển thể lực tốt nhất vừa đảm bảo sức khỏe sinh sản.

- Chú ý vệ sinh cá nhân, thay đồ lót hàng ngày

Giữ vệ sinh cá nhân, thay đồ lót hằng ngày tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bạn có thể chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ chiết xuất từ mít, bạc hà có độ pH=[4-6] là nồng độ thích hợp nhất giúp “vùng kín” khỏe mạnh, thơm tho.

- Đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện những triệu chứng bất thường và xử lý kịp thời.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí: 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn 

image002
Số GPQC: 02359/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Ý kiến của bạn