Hà Nội

Phải dần tiến đến không còn tình trạng người nhà chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện

09-03-2021 15:40 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh: làm thế nào để 5 năm tới không để thiếu nhân lực chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện, đi đến bệnh viện không phải gọi điện nhờ người này, người kia... Phải dần tiến đến không còn tình trạng người nhà chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện

Đây là ý kiến của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia tại buổi họp góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn khung vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc tối thiểu trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập và Dự thảo Thông tư quy định danh mục phẫu thuật, thủ thuật.

Cuộc họp diễn ra trong ngày 9/3 do Phòng Điều dưỡng Tiết chế và Kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp với Cậu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam và Hội điều dưỡng Việt Nam nhằm góp ý việc đảm bảo nhân lực chăm sóc trong các bệnh viện hiện nay.

dieu duong1

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh: Vấn đề nhân lực điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh rất quan trong, đặc biệt trong phòng chống dịch COVID-19. Phải dần tiến đến không còn tình trạng người nhà chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện

Phát biểu tại cuộc họp, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ y tế, trong đó có lực lượng điều dưỡng đã góp phần không nhỏ đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Chưa bao giờ hình ảnh người thầy thuốc được nhân dân và xã hội tin yêu như hiện nay.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, nếu có chăm sóc toàn diện đã không có lây nhiễm trong bệnh viện. Sự kiện BV Đà Nẵng phải đóng cửa khi để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện tại các khoa có bệnh nhân nặng như Hồi sức tích cực, Thận Nhân tạo… chính là bài học về chăm sóc, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Do đó vấn đề nhân lực điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh rất quan trong, đặc biệt trong phòng chống dịch COVID-19. Phải dần tiến đến không còn tình trạng người nhà chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện, trước mắt là các khoa trọng yếu như Hồi sức Tích cực, Cấp cứu…mới hạn chế tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện. Làm thế nào để 5 năm tới không để thiếu nhân lực chăm sóc trong bệnh viện, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hiện nay  không ít bệnh viện thực hiện tự chủ nên hạn chế tuyển thêm nhân lực chăm sóc người bệnh. Trong khi đó, chất lượng bệnh viện, chất lượng chăm sóc người bệnh, sự hài lòng người bệnh phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ điều dưỡng. Nơi nào có chất lượng nơi đó sẽ thu hút đông bệnh nhân và được hệ số thanh toán bảo hiểm y tế cao.

Do đó, các đại biểu sẽ thảo luận và cho ý kiến để đưa ra định mức tối thiểu, khung về nhân lực điều dưỡng để vừa đảm bảo người bệnh được chăm sóc, trong đó tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ khác nhau ở các chuyên khoa Hồi sức tích cực, Nội , Ngoại, Sản, Nhi…

Theo Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV tỷ lệ điều dưỡng hộ sinh kỹ thuật y/bacs sỹ là 3-3,5/1 hiện có bất cập khi không dựa trên khối lượng công việc thực tế của điều dưỡng, không tính đến sự khác biệt giữa giường bệnh kế hoạch và thực kê; tình trạng quá tải, nằm ghép…

Theo đánh giá sơ bộ của Cục Quản lý Khám chữa bệnh tại 15 bệnh viện tại các chuyên khoa Hồi sức tích cực, Nội, Ngoại, Nhi thì số nhân lực điều dưỡng cần bổ sung nến chăm sóc toàn diện tại các khoa cần khảo sát phải tăng từ 2,3-4,6 lần so với nhân lực hiện tại. Ví dụ tại khoa Nhi tại các bệnh viện nhân lực hiện tại là 224 người, nếu không để người nhà chăm sóc cần phải có 1247 điều dưỡng.

Các chuyên gia cũng đề nghị, việc tính nhân lực điều dưỡng cần phải bằng cách lấy tổng khối lượng công việc của các điều dưỡng chia co thời gian làm việc trung bình sẵn có trong năm của một điều dưỡng.


Lê Hảo-Thái Bình
Ý kiến của bạn