Hà Nội

Phác đồ liều duy trì chủ động (PRD) đuợc ưu tiên trong thực hành lâm sàng điều trị hen phế quản

15-11-2022 13:01 | Y học 360
google news

Một nghiên cứu gần đây do GSK tài trợ, đã khảo sát 1.650 bệnh nhân và 1.080 bác sĩ tại 5 quốc gia (Argentina, Mexico, Brazil, Pháp và Ý) về quan điểm của họ trong việc kiểm soát bệnh hen phế quản trong thực hành lâm sàng. Kết quả cho thấy:

PRD với ICS/ LABA là phác đồ điều trị ưu tiên: Có đến 71% bác sĩ được khảo sát lựa chọn phác đồ liều duy trì chủ động (PRD) với corticosteroid dạng hít và chất chủ vận beta-2 tác dụng kéo dài (ICS/ LABA), có hoặc không kèm thuốc cắt cơn, là phác đồ điều trị ban đầu được ưu tiên nhất dành cho bệnh nhân hen phế quản mức độ trung bình đến nặng.

PRD với ICS/ LABA, là lựa chọn ưu tiên của các bác sĩ chuyên khoa: 75% bác sĩ chuyên khoa hô hấp cho rằng PRD với ICS/ LABA (có hoặc không kèm thuốc cắt cơn) là phác đồ điều trị ưu tiên ban đầu dành cho bệnh nhân hen phế quản mức độ trung bình đến nặng. Kết quả cho thấy đây là cách tiếp cận đã được kiểm chứng trong thực hành lâm sàng điều trị hen phế quản.

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây do GSK tài trợ đã cho thấy quan điểm của các bác sĩ và bệnh nhân về gánh nặng và quản lý bệnh hen phế quản trong thực hành điều trị lâm sàng. Cụ thể, nghiên cứu APPaRENT-2 thu thập ý kiến, nhận thức và kinh nghiệm thực tế lâm sàng về quản lý bệnh hen phế quản, thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện ở Argentina, Mexico, Brazil, Pháp và Ý, với sự tham gia của tổng cộng 1.650 bệnh nhân hen và 1.080 bác sĩ (28% trong số đó là bác sĩ chuyên khoa hô hấp).

Phác đồ liều duy trì chủ động (PRD) đuợc ưu tiên trong thực hành lâm sàng điều trị hen phế quản  - Ảnh 1.

Theo kết quả khảo sát, 71% bác sĩ tin tưởng sử dụng liều duy trì chủ động (PRD) là phác đồ điều trị ban đầu ưu tiên dành cho bệnh nhân hen phế quản mức độ trung bình đến nặng. Có đến 75% bác sĩ chuyên khoa hô hấp thực hiện khảo sát cho biết, PRD là lựa chọn ưu tiên của họ. Điều này cho thấy sự tin cậy của giới y khoa đối với phác đồ hiệu quả này. Ngoài ra, có 44% bác sĩ cho biết kiểm soát triệu chứng là mục tiêu điều trị quan trọng nhất trong điều trị hen phế quản, thay vì giảm đợt cấp (33%) cho bệnh nhân hen ở bất kỳ mức độ nào.

Liệu pháp MART (liệu pháp duy trì và cắt cơn) dựa vào việc bệnh nhân sử dụng liệu pháp điều trị kết hợp duy trì và cắt cơn bằng một ống hít, theo đó, bác sĩ không cần kê đơn thêm một loại thuốc cắt cơn riêng biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng ở các bệnh nhân được kê liệu pháp MART, có đến 85% được kê thêm một ống hít cắt cơn riêng, dùng khi cần. Trong số đó, có đến 67% bệnh nhân được cung cấp thuốc cắt cơn riêng (dùng khi cần) là do theo yêu cầu của bệnh nhân. Điều này gợi ý rằng, mức độ kiểm soát hen phế quản bằng liệu pháp

MART trên thực tế là không đủ, khiến bệnh nhân phải yêu cầu một loại thuốc cắt cơn riêng để giảm các triệu chứng hen.

Hiện nay có rất ít nghiên cứu khảo sát trên bệnh nhân và bác sĩ để hiểu về thực hành lâm sàng, cũng như phác đồ điều trị được ưu tiên cho bênh hen phế quản. Nghiên cứu đã thể hiện sự tin tưởng của bác sĩ với phác đồ dùng thuốc liều duy trì chủ động (PRD) bằng ICS/ LABA.

APPaRENT-2 là một phần cam kết liên tục của GSK trong việc nâng cao kiến thức của đội ngũ y bác sĩ và đảm bảo bệnh nhân được hưởng lợi từ các bằng chứng khoa học mới, giúp họ kiểm soát bệnh hen phế quản tốt hơn.

Chương trình giáo dục dành cho công chúng do Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM và Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam phối hợp thực hiện.


PV
Ý kiến của bạn