Hà Nội

Phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế

22-06-2021 14:00 | Thị trường
google news

SKĐS - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể điều trị và dự phòng được, khi nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm không khí.

Chẩn đoán định hướng mắc phổi tắc nghẽn mạn tính

Để chẩn đoán bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính, các bác sĩ sẽ khai thác kỹ tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh, thăm khám lâm sàng để tìm các dấu hiệu định hướng chẩn đoán:

● Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi.

● Tiền sử: hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động).

● Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: khói bếp, khói, chất đốt, bụi nghề nghiệp (bụi hữu cơ, vô cơ), hơi, khí độc. Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi... Tăng tính phản ứng đường thở (hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt).

● Ho, khạc đờm kéo dài không do các bệnh phổi khác như lao phổi, giãn phế quản...: là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu có thể chỉ có ho ngắt quãng, sau đó ho dai dẳng hoặc ho hàng ngày (ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp), ho khan hoặc ho có đờm, thường khạc đờm về buổi sáng. Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm.

● Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu chỉ có khó thở khi gắng sức, sau đó khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Bệnh nhân “phải gắng sức để thở”, “khó thở, nặng ngực”, “cảm giác thiếu không khí, hụt hơi” hoặc “thở hổn hển”, thở khò khè. Khó thở tăng lên khi gắng sức hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

● Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian.

Chẩn đoán phân biệt hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Biện pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chung 

Khi được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tùy theo tình trạng bệnh, hướng dẫn điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các phương pháp điều trị phù hợp. Những khuyến cáo chung được đưa ra trong phác đồ điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

● Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc...

● Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào

● Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp

● Các điều trị khác: Vệ sinh mũi họng thường xuyên, Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh, Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc.

Dùng thuốc điềut trị đối với bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ phối hợp các loại thuốc giãn phế quản giúp người bệnh thở dễ dàng, thuốc giãn phế quản giảm viêm phổi, cải thiện triệu chứng. Các thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

● Nhóm thuốc giúp mở rộng đường thở (thuốc giãn phế quản)

● Nhóm thuốc làm giảm viêm và sưng mạn tính của đường thở (thuốc chống viêm)

● Và/ hoặc điều trị nhiễm trùng (kháng sinh).

Không giống như kháng sinh, hầu hết các loại thuốc điều trị COPD như giãn phế quản, chống viêm được chỉ định dùng hàng ngày, duy trì suốt đời. Thuốc giãn phế quản được coi là nền tảng trong điều trị BPTNMT. Ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, dùng đường phun hít hoặc khí dung.

- Vaccine phòng ngừa: người bệnh sử dụng các vaccine phòng cúm, thuốc chủng ngừa phế cầu, liệu pháp oxy

- Phẫu thuật: là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà dùng thuốc không có hiệu quả.

Hiện nay xu hướng dùng thuốc y học cổ truyền trong dự phòng phổi tắc nghẽn mạn tính đang đem lại nhiều hiệu quả đáng kỳ vọng.

Trong khi y học hiện đại phân tách viêm phế quản, hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính thành những căn bệnh khác nhau thì theo Y học cổ truyền lại coi viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc thể "háo suyễn".

Điểm giống nhau đầu tiên - đó là đều có nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các yếu tố bên ngoài là môi trường, khí hậu và khói bụi. Bên cạnh đó, hen, viêm phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính đều có tình trạng viêm ở đường thở, có tắc nghẽn ở đường thở - tăng tiết nhầy, co thắt phế quản. Và cả ba căn bệnh này đều có biểu hiện lâm sàng giống nhau như ho, khạc đờm, nặng ngực, khò khè, khó thở …

Theo Thuyết Âm dương ngũ hành, phế thuộc hành kim, tỳ thuộc hành thổ. Thổ sinh kim. Vì thế phế hư thì phải bổ tỳ, vị, hay nói cách khác là con hư bổ mẹ. Thêm nữa, thận thuộc hành thủy. Kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở phế, phải kết hợp trị bệnh ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế thông.

Như vậy nguyên tắc chung điều trị phổi tắc nghẽn theo Y học cổ truyền là phò chính, khu tà. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Sau khi cắt cơn, tiếp tục điều trị “phò chính”, làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì triệu chứng phổi tắc nghẽn cũng không thể xảy ra được.

Trong lĩnh vực điều trị, Y học cổ truyền không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài.

Với trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thực chất không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp mà là bệnh của toàn thân với những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy.

Do vậy, trong trị ho thường gặp ở phổi tắc nghẽn mạn tính, ngoài tác dụng làm giảm ho, trừ đờm, Đông y gọi là Tả, y học hiện đại gọi là giảm triệu chứng, thì Đông y còn chú trọng tới tác dụng Bổ và khôi phục được chức năng của các tạng phủ liên quan như tác dụng bổ phế. Muốn bổ phế, thì không chỉ chú ý tới tạng phế, mà còn phải chú ý tới các tạng khác như: tỳ, vị, thận… Tiến triển trong quá trình điều trị theo Đông y sẽ làm bệnh nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát cơn hen, ho trong viêm phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bài thuốc cổ phương 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” là một trong những bài thuốc được tin dùng hàng đầu trong điều trị “háo suyễn” (phổi tắc nghẽn mạn tính). Thuốc thảo dược được bào chế từ bài thuốc này hiện đã có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cung ứng tại các bệnh viện, thuốc có mặt tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Xem thêm thông tin về thuốc y học cổ truyền trị hen đã được Bộ Y tế cấp phép:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản 
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. 

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. 

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 2 lần sau ăn.
- Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

- Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.
 
Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG
 

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435. 

Thông tin tại https://www.benhhen.vn/ hoặc  facebook

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Ý kiến của bạn