Phá thai không an toàn làm tăng vô sinh hiếm muộn

10-11-2023 16:12 | Y tế

SKĐS - Việt Nam là một trong các quốc gia tỷ lệ vô sinh cao - khoảng 7,7%, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%...

Thứ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùngThứ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng

SKĐS - Mặc dù nước ta đã duy trì mức sinh thay thế, nhưng hiện nay đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng. Bên cạnh 33 tỉnh có mức sinh cao thì hiện có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp...

Tại Hội thảo mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp do Cục Dân số (Bộ Y tế) và Hội sản phụ khoa Việt Nam phối hợp tổ chức hôm nay (10/11) tại Hà Nội, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Bệnh viện Phụ sản TW cho biết tỷ lệ vô sinh tăng cả ở thế giới và Việt Nam, trong khi tổng tỷ suất sinh tại Việt Nam giảm, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Nguyên nhân vô sinh theo PGS.TS Hồ Sỹ Hùng do tỷ lệ phá thai cao, viêm nhiễm đường sinh dục, sử dụng dụng cụ tránh thai, cùng đó, hiểu biết về vô sinh còn hạn chế.

 Phá thai không an toàn làm tăng vô sinh hiếm muộn - Ảnh 1.

PGS.TS Hồ Sỹ Hùng cho biết tỷ lệ vô sinh tăng cả ở thế giới và Việt Nam, trong khi tổng tỷ suất sinh tại Việt Nam giảm, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Về khó khăn trong điều trị vô sinh tại Việt Nam, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng cho hay cứ 1 trong 3 phụ nữ được hỏi không biết cơ sở điều trị vô sinh gần nhất ở đâu; 69% phụ nữ được hỏi cho rằng chi phí điều trị vô sinh là rất đắt và 1 trong 5 phụ nữ cho rằng cơ quan sẽ cho họ thời gian để điều trị vô sinh.

ThS.BS Mai Trung Sơn, Cục Dân số cho biết, mỗi năm trên thế giới có 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn, trong đó 61% được giải quyết bằng phá thai, tương đương 73 triệu ca phá thai.

Theo ông Sơn, có một con số đáng buồn là trong thời gian ngắn (2014-2021), nhu cầu chưa được đáp ứng về tránh thai tăng gấp đôi. Đằng sau đó là nhiều trường hợp phá thai, mang thai ngoài ý muốn, vô sinh… Đây là vấn đề rất đáng quan ngại cho các nhà hoạch định chính sách.

"Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai ở mức cao. Phá thai, nhất là phá thai không an toàn, lạm dụng thuốc phá thai nội khoa sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy, tăng tỷ lệ vô sinh hiếm muộn, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em"- ông Sơn nói.

Theo các chuyên gia cần có những giải pháp can thiệp, hỗ trợ trong thời gian tới để giúp cho cá nhân, cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn được hưởng hạnh phúc làm cha mẹ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại Việt Nam các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phát triển nhanh chóng, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, chi phí điều trị thấp, tuy nhiên các chuyên gia về hỗ trợ sinh sản cho hay tính chi phí/thu nhập trung bình của người dân thì vẫn cao, trong khi chi trả BHYT rất hạn chế.

Các chuyên gia cho rằng việc chi trả BHYT hoặc một phần bảo hiểm cho điều trị vô sinh sẽ duy trì được tổng tỷ suất sinh, tuy nhiên việc này là một chặng đường dài, phải liên ngành mới có thể làm được.

Mức sinh thấp, Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2Mức sinh thấp, Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2

SKĐS - Việt Nam đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng. Do đó, tại dự thảo Luật Dân số, đơn vị chuyên môn tham mưu đề xuất các biện pháp của nhà nước khuyến khích sinh đủ hai con tại một số tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, trong đó hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2.




Thái Bình/Ảnh: Trần Minh
Ý kiến của bạn