Hà Nội

Phá thai bằng thuốc có an toàn?

15-07-2022 13:58 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Phá thai bằng thuốc là một trong những biện pháp chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, liệu đây có phải là phương pháp an toàn?

Phá thai bằng thuốc, nguy hại thế nào?Phá thai bằng thuốc, nguy hại thế nào?

SKĐS - Tôi 30 tuổi đã có 2 con. Tôi đang có thai ngoài ý muốn được 5 tuần và muốn phá thai bằng thuốc. Phương pháp này có gây nguy cơ gì không? Mong bác sĩ giải thích giùm.

1. Thuốc phá thai hoạt động thế nào?

Phá thai bằng thuốc là phương pháp sử dụng thuốc để ức chế và ngăn cản sự phát triển của thai nhi mà không sử dụng phương pháp phẫu thuật. Việc dùng thuốc này có thể kích thích tử cung co bóp nhằm đẩy thai ra ngoài một cách tự nhiên.

Hiện tại có hai loại thuốc được kết hợp sử dụng để chấm dứt thai kỳ là mifepristone và misoprostol. FDA đã phê duyệt hai loại thuốc này để chấm dứt thai kỳ này vào năm 2000.

Mifepristone: Mifepristone là loại thuốc uống được dùng đầu tiên. Thuốc làm giãn nở cổ tử cung và ngăn chặn tác động của hormone progesterone, loại hormone cần thiết để duy trì thai kỳ.

Misoprostol: Thuốc được uống sau khi uống mifepristone 24 đến 48 giờ. Thuốc có tác dụng làm tử cung co thắt, gây chảy máu và tống mô thai ra ngoài.

photo-1657860506033

Sử dụng thuốc phá thai cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Sử dụng thuốc như thế nào?

Tuy phương pháp này dễ sử dụng, nhưng các chuyên giá cảnh báo, không phải ai cũng có thể dùng thuốc phá thai được.

Sử dụng thuốc chấm dứt thai kỳ cần đảm bảo:

  • Thai đã vào tử cung (thuốc không có hiệu quả trong trường hợp thai nhi ngoài tử cung).
  • Thai nhi dưới 7 tuần tuổi.
  • Sức khỏe của người mẹ cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo không mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp…
  • Không dùng thuốc phá thai trước đó 6 tháng.

3. Thuốc có phản ứng phụ không?

Các nghiên cứu và bằng chứng thực tế cho thấy, các viên thuốc này an toàn và hiệu quả lên đến 99%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho hay, vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro: Dị ứng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt trong vài giờ có thể kèm ớn lạnh.

Một số trường hợp ra máu, có thể đi kèm cảm giác đau bụng kinh, bệnh phụ khoa, rối loạn nội tiết, nguy cơ thai ngoài tử cung… Ngoài ra, có trường hợp vẫn có thai sau khi dùng thuốc.

4. Không được lạm dụng phá thai bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc đã gia tăng trong những năm gần đây. Theo dữ liệu tính đến năm 2020, việc dùng thuốc phá thai chiếm 54% tổng số ca phá thai ở Hoa Kỳ.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên lạm dụng phương pháp dùng thuốc phá thai thường xuyên. Cho dù là phương pháp nào thì việc bỏ thai nhiều lần cũng gây ảnh hưởng đến tử cung: Thành tử cung bị bào mòn, suy yếu… Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc khó thụ thai, hỏng thai hoặc làm tổ bất thường, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh

Do đó, các chị em không nên tự ý mua thuốc phá thai về sử dụng. Việc đình chỉ thai nghén này chỉ nên thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chuyện phái mạnh - Cậu bé bị vùi lấp phải làm sao?


DS. Vân Hoàng
(Theo medicalxpress.com, 2/7/2022)
Ý kiến của bạn