Hà Nội

Phá đường dây làm giấy tờ giả 'khủng', thu lợi hơn 20 tỷ đồng

23-06-2023 07:41 | Pháp luật
google news

SKĐS - Đường dây này hoạt động từ năm 2019 đến nay đã sản xuất, in ấn và mua bán hàng ngàn bằng cấp, giấy tờ giả trên khắp cả nước. Thu lợi bất chính lên đến hơn 20 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) vừa khởi tố vụ án, khởi tố 24 bị can về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Phá đường dây làm giấy tờ giả 'khủng', thu lợi hơn 20 tỷ đồng - Ảnh 1.

Các đối tượng nằm trong đường dây làm giả giấy tờ bị Công an bắt giữ.

Theo thông tin từ CQĐT, từ năm 2019 đến nay, nhóm này lên mạng quảng cáo làm giả giấy tờ, rồi sản xuất thực hiện mua bán. Các đối tượng hoạt động ở nhiều tỉnh, thành khác nhau, có sự cấu kết chặt chẽ, áp dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu cơ quan chức năng.

Qua điều tra, Công an xác định các đối tượng có liên quan đến đường dây tội phạm này gồm: Nguyễn Văn Giỏi (SN 1994, trú tỉnh Vĩnh Phúc), Phạm Văn Mạnh (SN 1982) và Nguyễn Thị Hằng (SN 1985) cùng trú tại Hà Nội; Phạm Văn Minh (SN 1993, trú tỉnh Thái Bình).

Ngày 17/3, Công an TP Hà Tĩnh đã huy động 20 cán bộ, chiến sỹ, chia thành 3 mũi công tác để đấu tranh bắt giữ các đối tượng nói trên.

Phá đường dây làm giấy tờ giả 'khủng', thu lợi hơn 20 tỷ đồng - Ảnh 2.

Công an khám xét nơi ở các đối tượng.

Khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ gần 2.000 con dấu các loại của nhiều cơ quan, tổ chức trên cả nước; hơn 1.900 phôi bằng trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, chứng chỉ các loại; 4 bộ máy tính; 3 máy in màu; 1 máy khắc dấu cùng nhiều điện thoại di động và nhiều tài khoản ngân hàng các loại.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, vào năm 2019, Phạm Văn Mạnh lên mạng xã hội tìm hiểu và nghiên cứu cách thức làm các loại giấy tờ giả. Sau đó, Mạnh đăng bài quảng cáo làm giấy tờ giả và tuyển cộng tác viên thì Nguyễn Văn Giỏi đã liên lạc và nhận làm cộng tác viên tìm khách hàng.

Phá đường dây làm giấy tờ giả 'khủng', thu lợi hơn 20 tỷ đồng - Ảnh 3.

Giấy phép lái xe giả được công an thu giữ.

Khi có khách đặt mua giấy tờ giả, nhóm này yêu cầu cung cấp địa chỉ nhận hàng. Phạm Văn Minh có nhiệm vụ gửi trả cho khách theo địa chỉ do Mạnh cung cấp. Tiền được chuyển vào một tài khoản do Mạnh quản lý.

20 người bị bắt giữ sau đó trú tại nhiều tỉnh, thành phố. Họ chưa bao gặp mặt nhau. Tất cả đều sử dụng tài khoản ẩn danh để liên hệ và thanh toán qua các tài khoản ngân hàng không chính chủ. Tính từ năm 2019 đến nay, đường dây này đã thu lợi bất chính hơn 20 tỷ đồng.

Hiện vụ án đang được cơ quan điều tra mở rộng.

Triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh do cán bộ thôn cầm đầuTriệt phá đường dây ma túy liên tỉnh do cán bộ thôn cầm đầu

SKĐS - Dưới vỏ bọc Phó bí thư chi bộ thôn, Sộng A Tủa đã nhập ma túy từ Lào về Việt Nam, sau đó bán lại cho các đối tượng phân phối đi các nơi.


Nguyễn Sơn
Ý kiến của bạn