Được coi là "Kẻ giết người thầm lặng", bệnh cao huyết áp hầu như không có dấu hiệu báo trước nhưng lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm.PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch Hội Lão Khoa TP. HCM, nguyên Trưởng Bộ môn Lão khoa - Đại học Y Dược TP. HCM đã có những giải đáp chi tiết về căn bệnh này và cách phòng bệnh.
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch Hội Lão Khoa TP. Hồ Chí Minh
Cao huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, thưa bác sĩ?
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,… khiến người bệnh có nguy cơ tàn phế hoặc tử vong.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay, những người mắc cao huyết áp có thể có nguy cơ nhiễm bệnh cao và khi đã nhiễm rồi, sẽ dễ diễn biến nặng khiến bệnh nhân phải nhập viện, thậm chí phải thở máy, nhất là những trường hợp chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình trước đó. Người tăng huyết áp đi kèm với một số bệnh khác như đái tháo đường, béo phì,… lại càng nguy hiểm.
Những triệu chứng điển hình của bệnh cao huyết áp là gì, thưa bác sĩ?
Triệu chứng tăng huyết áp giai đoạn sớm đúng nghĩa là "thầm lặng" vì không có dấu hiệu gì báo trước hoặc nếu có thì cũng rất mơ hồ, như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt,... Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể cảm thấy tức ngực, mờ mắt, tê tay chân,…
Đến khi bệnh đã diễn biến nặng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm thì bệnh nhân có thể hôn mê, liệt, nhồi máu và thậm chí tử vong.
Bệnh có triệu chứng khá mờ nhạt, vậy làm cách nào để phát hiện sớm trước khi nó gây ra các biến chứng nguy hiểm?
Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh là thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân. Mọi gia đình nên có máy đo huyết áp tại nhà để tự kiểm tra huyết áp các thành viên. Khi huyết áp trên 140/90 mmHg thì phải đến ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Bên cạnh việc giúp chẩn đoán sớm bệnh để hạn chế biến chứng thì đo huyết áp tại nhà một cách thường xuyên còn mang lại những lợi ích nào khác, thưa bác sĩ?
Thứ nhất, dùng máy đo tại nhà giúp tránh được hội chứng "Tăng huyết áp áo choàng trắng". Đây là tình trạng huyết áp tăng cao khi người bệnh tiếp xúc với thầy thuốc.
Thứ hai, giúp khuyến khích kiểm soát huyết áp tốt hơn. Việc tự giám sát có thể cho mọi người ý thức trách nhiệm mạnh mẽ với sức khỏe của bản thân, từ đó cải thiện chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc đúng cách.
Thứ ba, đo huyết áp thường xuyên tại nhà có thể giúp người bệnh tự đánh giá được tác dụng của các thuốc điều trị đang dùng.
Như vậy, có thể thấy dù là bệnh nhân cao huyết áp hay người chưa mắc bệnh cũng nên theo dõi huyết áp tại nhà.
Hiện tại trên thị trường có nhiều loại máy đo huyết áp tại nhà. Theo bác sĩ, người dùng cần lưu ý những tiêu chí nào khi lựa chọn và sử dụng máy?
Khi mua máy, người dùng cần kiểm tra độ chính xác của thiết bị. Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo sử dụng máy đo huyết áp điện tử có băng quấn ở cánh tay cho bệnh nhân tự đo tại nhà.
Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Túi hơi đặt ở mặt trước của cánh tay, sao cho ống nghe nằm ngay trên động mạch cánh tay. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
Máy đo huyết áp bắp tay B.Well Swiss MED-55 với công nghệ đo "3 check" chuẩn xác
Một số máy đo huyết áp tại nhà có chế độ đo liên tiếp và lấy chỉ số trung bình. Bác sĩ đánh giá như thế nào về tính chính xác của tính năng này?
Những máy đo điện tử tự động đo lặp lại liên tiếp và cho kết quả trung bình sẽ có tính chuẩn xác cao hơn. Điều này góp phần tăng độ tin cậy cho việc tự đo huyết áp tại nhà.
Hiện nay trên thị trường có máy đo huyết áp B.Well Swiss MED-55 có chế độ "3-check" - đo 3 lần liên tiếp, sau đó xử lý bằng thuật toán chuyên biệt. Đây là tính năng được thiết kế dựa trên chuẩn đo của y khoa để cho ra kết quả chính xác. Đặc biệt, máy có thể phát hiện rối loạn nhịp tim sớm nhờ công nghệ PAD, giúp phòng ngừa tai biến cho người dùng.
Người mắc cao huyết áp thường là người cao tuổi, có lưu ý nào đặc biệt khi chọn máy đo tại nhà dành cho đối tượng này không, thưa bác sĩ?
Với những người cao tuổi do mắt kém nên họ thường khó đọc hoặc dễ đọc nhầm kết quả hiển thị, vì vậy, nên lựa chọn những máy đo có thêm chức năng thông báo kết quả bằng giọng nói để hạn chế sai sót, điển hình là máy B.Well Swiss Pro-36. Dòng máy này từ hướng dẫn đo cho đến thông báo và đánh giá kết quả đều sử dụng giọng nói tiếng Việt. Ngoài ra, máy cũng có thiết kế thon gọn, mỏng nhẹ, nút nguồn to và chế độ tự động tắt khi không sử dụng, rất phù hợp với người lớn tuổi.
Cảm ơn PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí!
************
Tìm hiểu thêm về các dụng cụ đo huyết áp tại đây:
Website: https://bwell-swiss.vn/
Hotline: 0286 68 26 260
Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM