Ông Nguyễn Thanh Chấn có đối mặt với tội danh vu khống mới?

18-11-2013 10:39 | Pháp luật
google news

Vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn đang tạo nên những luồng ý kiến trái chiều.

Ông Nguyễn Thanh Chấn có đối mặt với tội danh vu khống mới? 1
Vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn đang tạo nên những luồng ý kiến trái chiều.

Ví như nguyên chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển thì cho rằng phải xử giám đốc thẩm. Còn viện trưởng viện kiểm sát nhân dân Nguyễn Hòa Bình thì lại quyết định xử tái thẩm. Giám đốc thẩm và tái thẩm là hai việc rất khác nhau, hoàn toàn có thể có những kết quả không giống nhau.

Ông Vũ Đức Khiển cho rằng, đưa ra tái thẩm là các cơ quan tố tụng đang cố tình lấp liếm đi cái sai của mình trước đó, dễ bề phủi trách nhiệm đã gây oan cho ông Chấn.

Tái thẩm hay giám đốc thẩm vẫn là vấn đề đang bàn cãi xôn xao trong dư luận. Thế nhưng dư luận hầu như đồng tình với ý kiến của ông Vũ Đức Khiển rằng vụ án cần phải giám đốc thẩm. Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình thì cho rằng vụ án Nguyễn Thanh Chấn chưa chấm dứt mà chỉ nảy sinh tình tiết mới nên cần phải tái thẩm.

Với các điều tra viên, theo lời của ông Chấn thì ông bị nhục hình, ép cung nhưng cả 6 điều tra viên tham gia vụ án đều khẳng định không có chuyện đó. Lãnh đạo CA TP. Bắc Giang còn khẳng định không có sai sót gì và đúng quy trình… Nhà báo Như Thổ, một người nhiều năm gắn bó với ngành công an đã đặt ra một tiêu đề bài báo rất hay về vụ việc này: Tất nhiên là phải chối!.

Ông Nguyễn Thanh Chấn nói rằng mình bị nhục hình, tra khảo, ép cung bằng các biện pháp dã man như thời trung cổ, còn các điều tra viên thì nói rằng họ đã làm đúng quy trình và không có chuyện như ông Chấn nói. Việc trong tù lao vốn là chuyện hơn cả “thâm cung bí sử”, điều tra viên biết, phạm nhân biết, còn chẳng ai biết nữa. Nên câu hỏi đặt ra: chứng cứ đâu là câu hỏi và cũng là câu trả lời. Mà cũng chẳng làm gì có chứng cứ.

Thế là cùng một sự việc, một vị nguyên ở Ủy ban pháp luật của Quốc hội nói giám đốc thẩm, còn vị đương nhiệm lại nói cho tái thẩm, đã là ý kiến khác nhau. Thì người bị án oan nói rằng mình bị tra tấn, nhục hình, ép cung trong khi những cán bộ điều tra lại nói rằng họ không làm điều đó – cũng là chuyện thường tình. Ở đây đặt ra hai trường hợp, một là ông Vũ Đức Khiển đúng thì ông Nguyễn Hòa Bình sai; ông Bình đúng thì ông Khiển sai.

Trong vụ việc tra tấn, nhục hình, ép cung cũng tương tự. Nếu ông Chấn đúng thì các cán bộ điều tra đã sai, cố lấp liếm tội của mình. Còn nếu ông Chấn sai thì ông Chấn sẽ phải tiếp tục ra trước vành móng ngựa thêm một tội là vu khống.

Tất nhiên, quần chúng nhân dân có thể sai, các đại biểu Quốc hội những người đại diện cho dân không thể không phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Hy vọng cuộc chất vấn đại biểu Quốc hội lần này, người trả lời là Chánh án tòa án nhân dân tối cao (tiếc là không có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình) sẽ phải trả lời dứt khoát 2 câu hỏi: 1 là tái thẩm hay giám đốc thẩm đúng và 2 là có hay không sự nhục hình, ép cung đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.

Giờ đây dư luận cũng đang đặt 2 câu hỏi, một là tái thẩm hay giám đốc thẩm đúng? Và 2 là có hay không việc nhục hình, ép cung?

Theo Giadinhnet


Ý kiến của bạn