Cú hích Covid-19 và tương lai thống trị của sữa hạt
Trang Data Bridge Market Research mới đây công bố một báo cáo phân tích quy mô thị trường sữa có nguồn gốc thực vật châu Âu. Theo đó, thị trường này đang tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) 11,7% trong giai đoạn từ 2023 đến 2030, dự kiến sẽ đạt 9,227 tỷ USD vào năm 2030.
Những quốc gia tham gia tích cực vào cuộc chơi này có Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Nga… Trong đó, Đức dự kiến sẽ thống trị thị trường sữa có nguồn gốc thực vật.
Những con số này không gây ngạc nhiên. Bởi kể từ đầu thập niên 2010, sữa hạt đã thuộc nhóm sản phẩm có tốc độ phát triển rất nhanh trên thị trường thế giới. Năm 2018, thị trường đồ uống có nguồn gốc thực vật đạt 16,3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với con số 7,4 tỷ USD của năm 2010. Nielsen ước tính, thị trường sữa hạt toàn cầu sẽ đạt 34 tỷ USD vào năm 2024.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự mở rộng mạnh mẽ của thị trường sữa hạt trong những năm qua. Trong đó, đại dịch là một yếu tố thúc đẩy quan trọng. Sau Covid-19, kiến thức về miễn dịch và dinh dưỡng của người dân toàn cầu được nâng cao đáng kể. Đồng thời, họ ý thức sâu sắc hơn về béo phì cùng các vấn đề sức khỏe khác liên quan tới ăn uống. Thực tế này dẫn tới thói quen mua sắm thay đổi, người tiêu dùng chuyển hướng lựa chọn từ các sản phẩm sữa có nguồn gốc động vật sang các sản phẩm sữa có nguồn gốc thực vật do những lợi ích lành mạnh cho hệ miễn dịch nói riêng và sức khỏe thể chất nói chung.
Tất nhiên, đại dịch không phải là tất cả. Trong 10 năm qua, một bộ phận lớn dân số châu Âu thay đổi lối sống và chế độ ăn uống của họ một cách quyết liệt. Họ hạn chế thức ăn có nguồn gốc động vật và đưa nhiều hơn thực vật vào bữa ăn hằng ngày, trong đó có sữa hạt.
Đáng nói, xu hướng này được người dân châu Âu thực hành cho cả trẻ nhỏ. Một nghiên cứu công bố năm 2019 đăng trên trang thông tin điện tử của Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ khẳng định: "Trong thập kỷ qua, mức tiêu thụ sữa bò trên đầu người đã giảm dần và mức tiêu thụ đồ uống có nguồn gốc thực vật ngày càng tăng". Những lý do chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngày càng nhiều của người tiêu dùng châu Âu đối với đồ uống từ thực vật dành cho trẻ em là: tình trạng không dung nạp đường sữa, tăng cholesterol máu, ưu tiên hơn cho chế độ ăn thuần chay, những lo ngại về dư lượng kháng sinh và hormone tăng trưởng trong sữa bò và cảm giác khỏe mạnh hơn khi dùng sữa có nguồn gốc thực vật.
Bên cạnh những lợi ích mang tính bền vững, sữa hạt cung cấp một thực đơn phong phú cho người tiêu dùng lựa chọn, trải nghiệm và khám phá sở thích, khẩu vị của bản thân. Tên gọi sữa hạt thực chất chỉ là cách gọi thông dụng, không hoàn toàn bao gồm các nhóm nguyên liệu tạo ra nó như ngũ cốc, giả ngũ cốc, các loại đậu và các loại hạt có dầu. Hương vị phong phú của sữa hạt với các công thức chế biến khác nhau, nguyên liệu đa dạng, giàu dưỡng chất… khiến cho loại thức uống này hấp dẫn hơn với người tiêu dùng, không liên quan tới việc họ có ăn chay hay bận tâm với môi trường hay không.
'Ông lớn' ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam mở rộng thị phần bằng sữa hạt
Hòa vào xu thế chung toàn cầu, tại Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng sữa hạt cũng đang tăng mạnh. Một báo cáo đăng trên trang Nghiên cứu và Tư vấn công nghiệp Việt Nam năm 2020 cho biết, 66% người tiêu dùng Việt Nam mong muốn có nhiều sản phẩm làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Đáng chú ý, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2020, thị trường sữa nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 14% trong giai đoạn 2014 – 2019. Trong đó, thị trường sữa hạt trong nước chiếm 12% trong cơ cấu thị trường sữa nước, với CAGR đạt 18%, cao nhất trong các dòng sữa nước.
Việc Masan Consumer - "ông lớn" ngành hàng tiêu dùng - tham gia vào sân chơi sữa hạt mới đây không có gì lạ khi dư địa thị trường đang rất thênh thang. Đáng nói ở chỗ, dòng sản phẩm mà Masan tập trung phát triển sau hai năm làm quen thị trường là sữa hạt năng lượng dành cho trẻ em - sản phẩm mà các "ông lớn" ngành sữa Việt Nam không nghĩ ra trước đó. Masan Consumer đã thực hiện một chiến lược khôn ngoan khi thị trường hầu như không có loại sữa hạt nào dành cho trẻ em. Cũng có nghĩa các loại sữa hạt trên thị trường trước đó thiếu một công thức đột phá đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất và nhu cầu uống "ngon" của trẻ.
Thông thường, các sản phẩm sữa hạt truyền thống nhấn mạnh tới phẩm chất "ít calo", giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, béo phì, giàu chất chống oxy hóa… Tuy nhiên đây là những lợi ích hướng đến và phù hợp hơn với đối tượng người trưởng thành. Trong khi đó, trẻ em cần một loại thức uống giàu calo hơn, giàu chất béo tốt, tốt cho xương và… ngon! Thức uống dù bổ dưỡng đến đâu mà hương vị đơn điệu, nhàm chán cũng khó thuyết phục khẩu vị của trẻ. Những mối bận tâm của phụ huynh khi lựa chọn sữa hạt cho con cũng nằm ở ba câu hỏi chính: có cung cấp đủ năng lượng không, có cung cấp đủ vi chất không và có ngon không. Sữa hạt năng lượng B'fast vị cacao của Masan là sản phẩm sữa hạt năng lượng đầu tiên phát triển riêng cho nhu cầu thể chất của trẻ em tại Việt Nam, đồng thời cũng là dòng sản phẩm đầu tiên giải quyết trọn vẹn 3 mối bận tâm này.
Gia nhập cuộc chơi sữa hạt sau nhiều thương hiệu mạnh nhưng Masan đã tạo dấu ấn với sản phẩm đột phá khi dùng sữa hạt năng lượng cho trẻ em nhãn hiệu B'fast để mở rộng thị phần hàng tiêu dùng. Nhãn hiệu này cũng nằm trong chiến lược tổng thể cao cấp hóa tất cả các sản phẩm của Masan Consumer.
"Cuộc chơi" sữa hạt tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Thị trường sữa hạt trong nước sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ sản phẩm ngoại nhập. Lợi thế của các thương hiệu nội địa là đã "đi trước một bước" trong việc phát triển dòng sản phẩm riêng dành cho trẻ em với các công thức đột phá về dinh dưỡng, với hương vị gần gũi, ngon miệng, hợp khẩu vị của trẻ em Việt và người Việt. Với những doanh nghiệp có tiềm lực, hệ thống phân phối và chuỗi bán lẻ như Masan, việc làm chủ cuộc chơi sữa hạt nằm trong tầm tay.