Nhật Bản sẽ nhận được 100 triệu liều vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 vào tháng 6 - một tháng trước khi Thế vận hội Olympic diễn ra tại Tokyo.Theo Kyodo News, Bộ trưởng Bộ vắc xin Taro Kono cho biết, Nhật Bản sẽ nhận được gần 1,8 triệu lọ vắc xin, có thể sản xuất lên tới khoảng 10,7 triệu liều mỗi tuần vào tháng 5.
Các lô hàng sau đó sẽ tăng hơn nữa vào tháng 6. Vắc xin Pfizer-BioNTech yêu cầu tiêm hai liều do đó, 100 triệu liều vắc-xin này đủ để tiêm cho 50 triệu người, gần một nửa dân số Nhật Bản. Nhật Bản đang trong quá trình tiêm chủng cho 4,8 triệu nhân viên y tế và có kế hoạch mở rộng việc triển khai vắc-xin cho những người từ 65 tuổi trở lên (khoảng 36 triệu người) vào giữa tháng 4. Những người có tình trạng sức khỏe bình thường và những người làm việc trong các nhà chăm sóc sẽ là những đối tượng tiếp theo.
Pfizer-BioNTech COVID-19
Việc triển khai vắc-xin COVID-19 ở Nhật Bản đã bị trì hoãn do thiếu hụt nguồn cung, nguyên nhân là do sự chậm trễ trong sản xuất tại nhà máy của Pfizer và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Liên minh châu Âu. Các thử nghiệm của Nhật Bản cũng bị trì hoãn, trong khi công chúng Nhật Bản lại tỏ ra nghi ngờ về tính an toàn của vắc-xin. Một cuộc khảo sát của Kyodo News cho thấy chỉ 63,1% số người được hỏi muốn được tiêm chủng.
Trước tình hình này, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã cam kết đảm bảo vắc xin COVID-19 cho toàn bộ dân số 126 triệu người trong vòng nửa đầu năm 2021. Việc triển khai vắc-xin sẽ là một động lực quan trọng cho cuộc chiến chống lại vi-rút của Nhật Bản và cũng có thể giúp thay đổi thái độ của một số người dân Nhật Bản đối với việc tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 năm nay. Sự ủng hộ của công chúng dành cho Thế vận hội, bị hoãn lại đến năm nay vì đại dịch corona vi rút, dường như đã không còn như trước trong bối cảnh số ca COVID-19 gia tăng trên toàn thế giới.
Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ tạo nên sự đoàn kết thay vì chia rẽ
Phụ trách điều hành Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 Toshirō Mutō tuyên bố rằng Thế vận hội Olympic sẽ tạo ra "sự đoàn kết thay vì chia rẽ" đặc biệt là vào thời điểm thủ đô Tokyo của Nhật Bản chuẩn bị tổ chức sự kiện thể thao mùa hè lớn nhất thế giới trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe toàn cầu cũng như sự phản đối của công chúng. Một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi tờ báo Nhật Bản Yomiuri cho thấy 58% người được hỏi phản đối việc tổ chức Thế vận hội Olympic trong năm nay. Kết quả này được đưa ra sau một cuộc thăm dò của Kyodo News vào tháng 1 cho thấy khoảng 80% công dân muốn Thế vận hội Olympic và Paralympic năm nay bị hủy hoặc hoãn lại.
Họ cho rằng Thế vận hội Tokyo 2020 được tổ chức trong khi một số khu vực ở Nhật Bản - bao gồm cả Tokyo - vẫn trong tình trạng áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế sự lây lan của corona vi rút là không hợp lý.Phát biểu với Kyodo News, Phụ trách điều hành Mutō thừa nhận tình hình COVID-19 ở Tokyo vẫn đang trong tình trạng đáng lo ngại. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga quyết định không dỡ bỏ các biện pháp này cho đến ngày 21 tháng 3 mặc dù số ca nhiễm đã giảm. Liên quan tới sự không đồng thuận của công chúng, phụ trách điều hành Mutō cho rằng việc tổ chức thành công Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 có thể giúp làm dịu làn sóng phản đối.Ông Mutō cũng hiểu rằng sự phản đối của công chúng là điều có thể hiểu, tuy nhiên, dựa trên những diễn biến thực tế, ban tổ chức tin tưởng rằng giá trị của việc tổ chức Thế vận hội sẽ thay đổi tác động của đại dịch khiến hơn 8.500 người chết ở Nhật Bản.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, việc giải thích về giá trị của Thế vận hội sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, tuy nhiên, để tổ chức sự kiện lớn này trong một hoàn cảnh như hiện nay, Ban tổ chức cũng đã tính toán ở một cấp độ hoàn toàn khác. Ban tổ chức Tokyo 2020 sẽ chi 960 triệu đô la cho các biện pháp đối phó COVID-19 trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng đã xuất bản cuốn sách nhằm hướng dẫn các biện pháp an toàn cho các VĐV và những người tham gia khác, cũng như dự kiến quy mô tổ chức Thế vận hội dựa trên tình hình thực tế.