Đâu phải bỗng nhiên mà họ trở thành nhà vô địch Olympic Tokyo 2020
Những cái tên đã để lại ấn tượng đến khó có thể quên như các VĐV người Jamaica Asafa Powell, Usain Bolt, Yohan Blake, Elaine Thompson Herah, Shelly-Ann Fraser-Pryce và Shericka Jackson... Trước đó, có Abebe Bikila (Ethiopia). Còn Kenya thì có Eliud Kipchoge, người đã được sách kỷ lục Guinness ghi danh chạy marathon nhanh nhất lịch sử, là người đầu tiên vượt qua giới hạn 2 giờ tưởng như đó là một thách thức giới hạn con người.
Thực tế, rất nhiều VĐV kể cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư mang dòng máu, gốc gác người Phi đều có một bộ gene hơn người khác. Điều này thường được phân tích dưới góc độ gene di truyền, kỷ luật rèn luyện, phong độ bền bỉ và kỹ thuật đỉnh cao.
Các thớ đùi của VĐV co chậm hơn thông thường, làm chậm lượng tiêu thụ oxy qua đó giảm thiểu sự mệt mỏi cơ bắp trong cuộc đua.
Khi chạy, họ sử dụng kỹ thuật nửa bàn chân (tiếp xúc mặt đất) giúp tối ưu bước chạy so với các VĐV châu Âu. Ngoài ra, các món ăn mang tính truyền thống của các VĐV gốc Phi là khoai lang, bột ngô...
Ở rất nhiều các giải thi đấu thể thao quốc tế lớn trên thế giới, những VĐV ghi dấu ấn đặc biệt và lập những kỷ lục khó tin hầu hết đều là những người gốc Phi.
Ở họ có tố chất đặc biệt của những người châu Phi bản địa, sự dẻo dai, bền bỉ, sức lực phi phàm. Ngoài vấn để có sự khổ luyện để tạo nên một VĐV chuyên nghiệp thì bản thân họ đã có được một sức khỏe hơn người, cộng thêm khí hậu đã tôi luyện họ thành những con người có một thể lực khác thường.
Nhiều khi chúng ta theo dõi có thể thấy và cảm nhận được cảm giác như các VĐV này không hề mệt mỏi, và rất nhanh hồi lại năng lượng vốn có từ họ.
Chuyên gia Scott Drawer, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về các chỉ số hình thể trong thi đấu thể thao của Anh đã cho biết: Các cặp chân dài với bước chạy vượt trội và hệ thống cơ bắp hoàn hảo giúp cho các VĐV gốc Phi có guồng chạy nhanh hơn.
Đó là những nhân tố quan trọng giành lợi thế. VĐV gốc Phi nói chung đều sở hữu một lợi thế sinh học tuyệt vời. Đó là hệ đòn bẩy của cẳng chân tốt, cơ bắp co duỗi nhanh và sức mạnh tự nhiên hiếm thấy.
Một chuyên gia về dinh dưỡng khác là Farraell tin rằng nhận thức của VĐV chuyên nghiệp về vấn đề dinh dưỡng đã thay đổi.
Các VĐV phải nhắm đến những loại thực phẩm lành mạnh với hàm lượng chất dinh dưỡng cao chứ không phải ăn những thực phẩm chế biến, có xu hướng chứa quá nhiều chất béo không lành mạnh, mà lại có hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu thấp, chẳng hạn như các chất chống oxy hóa.
Cả hai yếu tố này thì đều ảnh hưởng đến sự hồi phục, sau khi họ tập luyện ở cường độ cao, trong thời gian kéo dài.
Vậy thì chế độ dinh dưỡng cụ thể của một nhà vô địch Olympic Tokyo 2020 là gì?
Jess Corones, một chuyên gia dinh dưỡng và khoa học thể thao làm việc tại Australia sau khi có một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với các VĐV "nguy cơ thiếu vitamin D dễ xảy ở các vùng vĩ độ cao, Bắc Âu, Bắc Trung Quốc, Bắc Mỹ, khi vào các tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4, lượng tia UVB là không đủ.
Thế nhưng điều này không xảy ra với các VĐV đến từ châu Phi hay có nguồn gốc từ các nước Phi. Ngoài ra, hầu hết các VĐV đều sử dụng thêm các thực phẩm chức năng trong thực đơn hàng ngày của mình, những loại thức ăn chứa nhiều ma-giê, sắt, protein lỏng, creatine, carnitine và acid amin phân nhánh nhằm mục đích nâng cao khả năng thi đấu và phục hồi. Họ sống một cuộc sống khắc nghiệt, khối lượng bài tập luyện hết sức khủng khiếp, không thể tưởng tượng với người bình thường.
Vì thế dùng thực phẩm chức năng để giữ được sự cân bằng chất cho một VĐV nhưng các VĐV đỉnh cao cần phải làm chủ một lằn ranh mong manh.
Theo như Jess Corones, việc đảm bảo các VĐV duy trì được thói quen ăn uống tốt, nhiều khi đồng nghĩa với việc phá bỏ các thói quen ăn uống có hại là một quá trình rèn luyện khá dài. Những loại thức ăn đã chế biến, có lượng muối và đường cao là để đáp ứng nhu cầu thể chất, chứ không phải chỉ ăn cho ngon.
Với các VĐV chuyên nghiệp thì tuân theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt của các BS, chuyên gia về dinh dưỡng cũng là điều hết sức cần thiết. Việc duy trì thể chất của VĐV chạy nước rút là rất nghiêm ngặt.
Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu VĐV tiêu thụ calo vượt ngưỡng. Bởi vậy, so với chạy marathon, môn thể thao yêu cầu sức bền, mức nạp năng lượng của VĐV chạy nước rút là tương đối thấp.
Họ sẽ phải thận trọng trong từng bữa ăn để giữ tỷ lệ chất béo trong cơ thể ở mức tối thiểu. Đặc biệt là trong thời gian sát kỳ thi đấu, việc giảm cân thường được chú trọng hơn. Khoảng 60% calo tiêu thụ hàng ngày của vận động viên chạy nước rút phải từ protein.
Carbohydrate sẽ chiếm 30% và nên chứa trong các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. 10% cuối cùng đến từ chất béo. Các VĐV cũng thường xuyên sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin C.
Trong chính ngày cuộc thi đấu diễn ra, chế độ ăn uống của các VĐV cũng sẽ rất khác nhau. 100m, 200m nước rút sẽ không làm cạn kiệt glycogen dự trữ trong gan, bởi vậy VĐV không cần ăn quá nhiều carbohydrate như những VĐV chạy 10.000m.
Trước các ngày thi đấu, các chân chạy chỉ cần làm dịu cơn đói và đảm bảo mình luôn không quá no. Thời gian ăn uống của một VĐV chạy nước rút cũng vô cùng quan trọng. "Yếu tố quan trọng nhất là phải ăn các loại thực phẩm đúng lúc.
Bởi vì đó là sự quyết định đến việc VĐV có đủ cơ bắp cần thiết và cấp nhiên liệu cho các bài tập của họ. Họ phải phân chia protein, carbohydrate, chất béo, chất chống oxy hóa và bù nước. Ngoài ra, thực phẩm hỗ trợ hệ miễn dịch cũng rất quan trọng, bạn không thể tập luyện nếu bạn bị ốm".
Các bữa ăn của các VĐV được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra gồm 60% protein, 30% carbonhydrate và 10% chất béo. Ngoài ra, thường xuyên bổ sung vitamin C và nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể theo sự chỉ dẫn của BS, chuyên gia dinh dưỡng.
Thịt gà: Là món ăn ưa thích và thường xuyên. Thịt gà có ích cho việc duy trì protein trong cơ thể.
Gạo: Là nguồn năng lượng dồi dào cho các vận động viên. Tinh bột từ gạo giúp VĐV năng động và giữ trọng lượng cơ thể.
Các loại rau: Rau quả tươi là phần quan trọng trong chế độ ăn uống của nhà vô địch điền kinh thế giới. Rau quả cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Các VĐV đặc biệt bổ sung chuối trong thực đơn hàng này. Chuối cung cấp năng lượng và giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh thông thường cho cơ thể.
Thịt lợn: Thịt lợn cung cấp chất béo, chất đạm, đây là nguồn protein không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của các VĐV
Tất cả những chế độ ăn uống, khổ luyện, thời tiết, khí hậu đã được các VĐV gốc Phi tận dụng triệt để cùng một tố chất khác người đã tạo nên những dấu ấn đáng nể phục của rất nhiều VĐV đoạt thành tích cao, phá khá nhiều những kỷ lục đã tồn tại lâu nay tại Olynpic, hay các giải đấu lớn khác trên thế giới.