Hà Nội

Ðoàn nhà văn Nga “xông đất” Hội Nhà văn Việt Nam

28-02-2011 10:58 | Văn hóa – Giải trí
google news

Không khí hoạt động Ngày Thơ Nguyên tiêu lần thứ IX chưa hết dư âm thì sáng ngày 22/2/2011, trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam lại mở rộng cửa đón đoàn nhà văn Nga sang thăm và làm việc, thực hiện chương trình giao lưu, dịch thuật văn học giữa hai nước.

Không khí hoạt động Ngày Thơ Nguyên tiêu lần thứ IX chưa hết dư âm thì sáng ngày 22/2/2011, trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam lại mở rộng cửa đón đoàn nhà văn Nga sang thăm và làm việc, thực hiện chương trình giao lưu, dịch thuật văn học giữa hai nước.

Trưởng đoàn là nhà thơ Vadim Fedorovic Terekhin, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Liên bang Nga và các thành viên.

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhiệt liệt chào mừng các nhà văn Nga. Nhà thơ trưởng đoàn Vadim Fedorovic khai mở: Văn học Nga sẽ là sợi dây nối quan hệ chúng ta. Cuộc chiến đấu của các bạn, nhân dân Nga cũng rất tự hào có một dân tộc Việt Nam như thế!             

Tổng biên tập báo Ngôn từ B.A.Linnic phát biểu chân thành: Sau 18 năm, tôi lại sang Việt Nam, Việt Nam có sức hấp dẫn khiến từ lâu tôi đã muốn quay trở lại. Văn học Nga thì đang trong tình thế không đơn giản. Tình yêu con người, đất nước, cuộc sống vẫn được phản ánh qua văn học, nhưng 20 năm trở lại đây, văn học còn đi theo một hướng khác, không chỉ tôn vinh trái tim khối óc mà còn tô vẽ cả phần hạ cấp của con người. Chúng tôi có trên 6.000 hội viên hội nhà văn vẫn giữ được truyền thống nhân văn.

Nhà thơ Bằng Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn VN, từng theo học luật ở Liên Xô, chân thành tâm sự: “Sức mạnh của nền văn hoá và con người Nga đã giúp tôi sức mạnh để làm được một số việc có tính chất cầu nối cho hai nền văn học. Nước Nga với nền văn hoá văn học vĩ đại của mình tôi tin sẽ vượt qua những khó khăn của sự hoán chuyển vừa qua để trở lại là chính nó từng lẫy lừng trong lịch sử văn học nhân loại. 

Nhà thơ Vân Long ôn lại chuyến đi Nga của nhóm nhà văn Lò Ngân Sủn, Nguyễn Đức Hiền và ông năm 1996, nối lại tình giao hảo sau khi Hội Nhà văn Liên bang Xô Viết chia thành mấy hội, đã gặp nhà văn Bawukin Oleg từ hồi ấy. Ông nói: Về thơ, sức truyền cảm, truyền sức sống của các nhà thơ Nga cho nền thơ Việt cũng “ghê gớm” không kém gì ở văn.

Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng thông báo tới phái đoàn bạn: Tiếng Nga đang được tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu ở Việt Nam. Và hy vọng hai nền văn học Việt – Nga ngày càng có mối quan hệ khăng khít hơn nữa và cùng đóng góp cho sự phát triển của hai nước.           

Phương Nguyên


Ý kiến của bạn