Hà Nội

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ

13-06-2016 14:39 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Kết quả một nghiên cứu mới chỉ ra rằng ô nhiễm không khí bao gồm ô nhiễm không khí môi trường và gia đình đã trở thành yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ trên toàn cầu.

Những kết quả này cho thấy rằng khoảng 1/3 (29,2%) tàn phế trên toàn cầu có liên quan đến đột quỵ như giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, liệt, lú lẫn có liên quan tới ô nhiễm không khí (bao gồm ô nhiễm không khí môi trường và ô nhiễm không khí trong nhà). Tỷ lệ này đặc biệt cao ở các nước đang phát triển, là 33,7% so với 10,2% ở các nước đang phát triển. Từ năm 1990 tới năm 2013, đột quỵ có liên quan tới ô nhiễm không khí môi trường tăng 33% trên thế giới. Tuy nhiên, hút thuốc thụ động đã giảm 31%.

Theo Valery L Feigin ở ĐH Công nghệ Auckland New Zealand, kết quả nổi bật của nghiên cứu này là tỷ lệ cao không ngờ của gánh nặng đột quỵ do ô nhiễm không khí môi trường, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Ngoài ra, hơn 90% gánh nặng đột quỵ toàn cầu gây ra bởi các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi và 74% trong số chúng là những yếu tố nguy cơ hành vi như hút thuốc, chế độ ăn kém và ít hoạt động thể chất. Kiểm soát những yếu tố nguy cơ này có thể phòng ngừa khoảng 1/4 số trường hợp đột quỵ trên thế giới. Hơn nữa, ô nhiễm không khí, nguy cơ môi trường, hút thuốc, huyết áp cao, chế độ ăn là những yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Ô nhiễm không khí trong nhà cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây đột quỵ ở Trung, Đông và Tây Phi cận Sahara cũng như Nam Á.

Mỗi năm, có khoảng 15 triệu người trên thế giới bị đột quỵ. Cao huyết áp, chế độ ăn ít trái cây, chỉ số khối cơ thể cao, chế độ ăn nhiều muối, hút thuốc lá, chế độ ăn ít rau quả, ô nhiễm không khí môi trường, ô nhiễm môi trường gia đình từ nhiên liệu rắn, chế độ ăn ít ngũ cốc và đường huyết cao được cho là 10 yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Các tác giả nghiên cứu cho biết phát hiện của họ là quan trọng trong việc giúp đỡ chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế phát triển và ưu tiên cho các chương trình và chính sách y tế công cộng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu để đánh giá gánh nặng bệnh đột quỵ liên quan với 17 yếu tố nguy cơ ở 188 quốc gia trong thời gian 1990-2013. Ô nhiễm không khí không chỉ là một vấn đề trong các thành phố lớn mà còn là một vấn đề toàn cầu.


BS Tuyết Mai/univadis
Ý kiến của bạn