Các nhà nghiên cứu xác định mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động giao thông trong khi mang thai ảnh hướng đến cân năng khi sinh thấp (< 2.500g) với 540.000 trẻ từ 2006 đến 2010 tại London, Anh.
Nghiên cứu đã tiến hành đo đạc nồng độ trung bình hàng tháng của các chất gây ô nhiễm liên quan đến giao thông bao gồm NO2, NOx và chất thải hạt mịn (PM2.5) từ ống xả của phương tiện giao thông, phanh hoặc trong quá trình ăn mòn lốp, cũng như các hạt lớn hơn (PM10). Bên cạnh đó, mức độ tiếng ồn giao thông trung bình ngày và đêm cũng được tính toán.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng các chất gây ô nhiễm không khí liên quan đến hoạt động giao thông đặc biệt là PM2.5 làm tăng từ 2% đến 6% tỷ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân và 1% đến 3% tỷ lệ thai nhi nhẹ cân hơn so với tuổi thai.
Ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Nồng độ trung bình hàng năm của PM2.5 tại London vào năm 2013 là 15,3 μg m3, ước tính giảm nồng độ PM2,5 trung bình hàng năm của London xuống 10% sẽ ngăn ngừa được khoảng 3% trẻ sinh ra có cân nặng thấp mỗi năm.
Với số lượng sinh hàng năm dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng ở London, gánh nặng sức khoẻ sẽ gia tăng trừ khi chất lượng không khí được cải thiện, đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông là giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ của thế hệ tiếp theo – các nhà nghiên cứu cho biết. Kết quả nghiên cứu nhằm kêu gọi xây dựng và triển khai các chính sách bảo vệ môi trường thông qua đó cải thiện chất lượng không khí ở các khu vực thành thị