Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí phế thũng

17-09-2019 08:55 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy việc tiếp xúc thường xuyên với không khí bị ô nhiễm trong khoảng thời gian dài làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khí phế thũng - một căn bệnh về đường hô hấp thường được cho là do khói thuốc lá gây ra.

Khí phế thũng là một bệnh mạn tính hiện chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả mặc dù có các phương pháp giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Đây là tình trạng tổn thương mô phổi, ngăn cơ thể xử lý oxy hiệu quả khiến người mắc bị ho dai dẳng, khó thở và tăng nguy cơ tử vong.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành theo dõi các chất gây ô nhiễm không khí ở 6 thành thị Chicago, Bắc Carolina, Baltimore, Los Angeles, St. Paul, Minnesota và New York và chức năng phổi của hơn 7.000 người tham gia từ nghiên cứu đa chủng tộc về xơ vữa động mạch (MESA) từ năm 2000 đến năm 2018. Sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh khí phế thũng trong 18 năm cho thấy mối liên hệ giữa tất cả các dạng ô nhiễm không khí và chẩn đoán bệnh. Mức trung bình của các chất gây ô nhiễm khác nhau giữa các khu vực trong khoảng thời gian nghiên cứu dao động từ 10 - 25ppb.

GS. Joel Kaufman - đồng tác giả,  chuyên gia dịch tễ học Trường Y tế công cộng Đại học Washington, Mỹ cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tác động của ô nhiễm không khí mạnh đến mức độ là nguyên nhân gây ra khí phế thũng - ngang tầm tác hại với việc hút thuốc lá thường xuyên”.


Quốc Cường
Ý kiến của bạn