Các nhà nghiên cứu của Trường đại học Endinburgh (Anh) hợp tác cùng một số nhà nghiên cứu khác tại Mỹ và Australia cho biết, họ đã quan sát được các thay đổi hóa học tác động lên ADN, qua đó tạo nên được một độ tuổi sinh học cho từng cá nhân để so sánh với độ tuổi thực.
Trong nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những người có độ tuổi sinh học lớn hơn tuổi thực thường có khả năng chết sớm hơn so với những người có độ tuổi sinh học và tuổi thực cân bằng nhau.
Để có được kết luận trên, các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành theo dõi cuộc sống của gần 5.000 người già trong suốt hơn 14 năm. Trong đó, tuổi sinh học của mỗi người sẽ được đo bằng một mẫu máu ở giai đoạn đầu và người tham gia sẽ được theo dõi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng, mối liên hệ rõ giữa một loại đồng hồ sinh học và tuổi thọ của một người nào đó.
GS. Lan Deary thuộc Trường ĐH. Edinburgh cho biết: “Nghiên cứu mới này sẽ làm gia tăng sự hiểu biết về tuổi thọ cũng như chiều hướng lão hóa như thế nào được coi là khỏe mạnh. Nghiên cứu này còn phát hiện ra rằng quá trình lão hóa và giúp cải thiện các dự đoán về tuổi thọ ngoài những yếu tố góp phần như hút thuốc lá, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch”.
Bằng việc nghiên cứu các biến đổi hóa học tác động lên ADN hay còn gọi là quá trình metyl hóa ADN, các nhà nghiên cứu khẳng định đây là một phương pháp quan trọng giúp họ có thể đo được tuổi sinh học của từng người. Các biến đổi này không những không làm thay đổi trình tự ADN mà ngược lại, nó còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh học cũng như có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của gen.
Các thay đổi trong quá trình metyl hóa có thể làm ảnh hưởng lên nhiều gen và chúng thường xảy ra xuyên suốt trong cuộc đời của một con người.
Minh Vũ (Theo Tatra, 2/2015)