Ợ chua, dùng thuốc gì?

12-03-2021 14:38 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Mấy hôm nay tự nhiên tôi thấy mình hay bị ợ chua, làm tôi rất khó chịu. Xin hỏi ợ chua có nguy hiểm không? Có thể dùng thuốc nào trị tình trạng này hoặc có biện pháp nào để khắc phục? Tôi xin cảm ơn.

Nguyễn Văn Sâm (Hưng Yên)

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ợ chua: Chế độ ăn uống (ăn thức ăn chứa nhiều gia vị, mỡ, cà phê, chocola), hút thuốc, uống rượu, lười vận động, béo phì... Người bệnh thường có cảm giác nóng rát ở cổ họng hoặc giữa ngực (do acid dạ dày trào ngược lên thực quản - đường ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày), có vị chua trong miệng...

Mấy hôm nay tự nhiên tôi thấy mình hay bị ợ chua, làm tôi rất khó chịu.

Mấy hôm nay tự nhiên tôi thấy mình hay bị ợ chua, làm tôi rất khó chịu.

Ợ chua ít ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Thi thoảng bị ợ chua là bình thường và hiếm khi là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng ợ chua xuất hiện thường xuyên, tái phát hơn 2 lần 1 tuần, bạn cần đi khám, vì rất có thể ợ chua là triệu chứng của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn  như bệnh trào ngược dạ dày thực quản - GERD, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày...

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này, cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, với lượng chất béo hạn chế, tránh ăn xong đi nằm ngay và ngồi thẳng lưng khi ăn, tránh stress, theo dõi và tránh các tác nhân gây ra, chẳng hạn như rượu, caffein, thức ăn cay, sữa nguyên kem, thức ăn có hơi (nước ngọt) và thức ăn có tính axit (chanh hoặc cam), giảm trọng lượng (nếu thừa cân, béo phì); ăn bữa nhỏ, luyện tập thường xuyên hơn...

Có thể dùng các thuốc sau để ứng phó với tình trạng này: Thuốc kháng axit (maalox, mylanta, gelusil), thuốc ức chế bơm proton - PPI (lansoprazole, omeprazole), hay thuốc chẹn histamine-2 (cimetidine, famotidine, nizatidine hoặc ranitidine)... Khi dùng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều khuyến cáo (chỉ định).

Trong trường hợp của bạn, nếu điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt không đỡ hoặc tình trạng ợ chua xảy ra thường xuyên, cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và dùng thuốc phù hợp.


BS. Nguyễn Bích Ngọc
Ý kiến của bạn