SKĐS - Ưu điểm của phương pháp nút mạch búi trĩ là thời gian phẫu thuật nhanh, bệnh nhân không phải gây mê, hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân không đau, không chảy máu.

Nút mạch búi trí: "Lối vào" mới trong điều trị trĩ  - Ảnh 1.

Là bác sĩ của Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Điện quang (Bệnh viện Bạch Mai), ThS.BSCKII Phan Hoàng Giang hiểu hơn ai hết những nỗi niềm của bệnh nhân sau mổ trĩ. Với số lượng người mắc bệnh trĩ ngày một nhiều, vấn đề hậu phẫu luôn là nỗi lo của nhiều bệnh nhân.

BS. Giang chia sẻ: "Sau đẻ có khoảng 60-70% chị em mắc táo bón và dẫn tới bị trĩ. Nhiều bệnh nhân sau khi đi mổ trĩ thì than phiền rất nhiều về hậu phẫu, họ bị đau, chảy máu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí có người phải xin nghỉ làm 2-3 tuần vì không ngồi được. Cùng với đó là chế độ ăn nghiêm ngặt, khắt khe trong vòng một tháng sau khi mổ khiến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều".

Nút mạch búi trí: "Lối vào" mới trong điều trị trĩ - Ảnh 2.

BS. Giang sử dụng phương pháp nút mạch để phẫu thuật cho bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt và trĩ.

Nhớ lại năm 2017, trên thế giới đã có ca phẫu thuật nút búi trĩ đầu tiên. Đến năm 2019, BS. Giang có dịp được tiếp cận và chuyển giao kỹ thuật này. Trong gần 2 năm đại dịch COVID-19, anh đã dành thời gian và tâm trí để nghiên cứu, tìm hiểu để phát triển và áp dụng kỹ thuật vào thực tiễn.

Tháng 10/2021, BS. Giang đã thực hiện ca mổ nút mạch búi trĩ đầu tiên. Dựa vào những kinh nghiệm lâu năm trong nghề, ca mổ đầu tiên thành công như mong đợi. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật mới, muốn thực hiện được phải thông qua nhiều quy trình và đánh giá như việc xác định xem liệu kỹ thuật mới có ổn hay không, hiệu quả hay không, có gì bất thường hay vấn đề việc chi trả bảo hiểm cho bệnh nhân cũng rất đáng lưu ý.

Hơn nữa, đây là phương pháp được chuyển giao từ nước ngoài cho nên khi áp dụng cho các bệnh nhân trong nước vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho phù hợp với thể trạng của người Việt.

Nút mạch búi trí: "Lối vào" mới trong điều trị trĩ - Ảnh 3.

Mỗi tuần, BS. Giang phụ trách 6-10 ca mổ nút mạch búi trĩ.

Hơn một năm kể từ ngày thực hiện ca mổ đầu tiên, đến nay, mỗi tuần BS. Giang đón tiếp từ 6-10 bệnh nhân. Chia sẻ với phóng viên, BS. Giang vui mừng nói: "Hiện tại những ca được phẫu thuật theo phương pháp mới chưa phát hiện biến chứng bất thường nào. Đặc biệt hơn nữa là chi phí bệnh nhân phải thanh toán sau khi đã có bảo hiểm chi trả chỉ tương đương với các phương pháp phẫu thuật trước đó".

"Cách đây vài hôm tôi gặp lại bệnh nhân đầu tiên áp dụng phương pháp này. Bệnh nhân cho biết kết quả sau phẫu thuật rất khả quan, không phải kiêng khem nhiều và cũng không có biểu hiện gì bất thường" – BS. Giang chia sẻ thêm.


Nút mạch búi trí: "Lối vào" mới trong điều trị trĩ  - Ảnh 3.

Theo BS. Giang, trước đây, chúng ta vẫn nghĩ trĩ là bệnh của tĩnh mạch, giãn búi tĩnh mạch. Tuy nhiên khi nghiên cứu sâu thì trĩ là bệnh của cả những mạch máu, động mạch nhỏ và cả những mao mạch, tiểu tĩnh mạch.

Nguyên lý của phương pháp nút mạch này là tác động đến cuống đuôi của động mạch búi trĩ vì trĩ chủ yếu được cấp máu bằng động mạch trực tràng dưới. Trong một số trường hợp trĩ được cấp máu bởi động mạch trực tràng giữa.

Nút mạch búi trí: "Lối vào" mới trong điều trị trĩ - Ảnh 5.

Bác sĩ sử dụng các thiết bị đi sâu vào động mạch, dùng hạt để nút thật sâu, sau đó tới vòng xoắn kim loại để cắt từng cuống đuôi. Sau khi không có máu nuôi dưỡng, các búi trĩ sẽ dần teo lại. Việc ngắt nguồn cấp máu cho búi trĩ từ đó làm cho búi trĩ teo nhỏ đi, không gây chảy máu, búi trĩ sẽ teo nhỏ dần và tụt vào bên trong, có những trường hợp làm dứt điểm thì búi trĩ sẽ rụng và ra ngoài luôn.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là nhẹ nhàng, vấn đề hậu phẫu không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống như các phương pháp khác.

Chia sẻ về hiệu quả của phương pháp này, BS. Giang cho biết: "Hiện có 3 phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cổ điển; longgo và nút mạch. Theo nghiên cứu, phương pháp cổ điển có tỉ lệ tái phát sau 2 năm là 60%; phương pháp phẫu thuật longgo – phương pháp hay dùng nhất bây giờ là 40%/ 2 năm; Phương pháp can thiệp động mạch là 10-15%/ 2 năm, đặc biệt ưu điểm của phương pháp này đó là thời gian phẫu thuật nhanh, bệnh nhân không phải gây mê, tỉnh táo hoàn toàn, hậu phẫu thì nhẹ nhàng, bệnh nhân không đau, không chảy máu, không ngứa, có thể nằm ngửa".

Nút mạch búi trí: "Lối vào" mới trong điều trị trĩ - Ảnh 6.

Để thực hiện được phương pháp này cần có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, y bác sĩ phải được đào tạo bài bản.

Bình thường hậu môn có những chất dịch tiết ra khi dính vào búi trĩ sẽ gây ngứa, gây đau, chảy máu, vì vậy bệnh nhân sau khi phẫu thuật theo các phương pháp trước đây thường phải kiêng khem rất cực khổ.

"Còn đối với phương pháp phẫu thuật nút mạch, trên thế giới đã áp dụng bệnh nhân mổ hôm trước hôm sau ra viện luôn. Tuy nhiên, ở Việt Nam vì mới triển khai phương pháp này vì vậy bệnh nhân sau phẫu thuật vẫn cần phải theo dõi trong thời gian ngắn 2-3 ngày chỉ ăn cháo, sau đó bệnh nhân sẽ được ra viện và ăn uống, sinh hoạt bình thường. Có những trường hợp bệnh nhân làm buổi sáng thì buổi chiều về luôn không phải nằm viện mà chỉ cần theo dõi ngoại trú" – BS. Giang giải thích thêm.

Kỹ thuật này tuy mới áp dụng ở Việt Nam nhưng ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến điều trị. Ngoài những bệnh nhân sau đẻ, những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt do rặn nhiều gây tăng áp lực cho ổ bụng cũng là đối tượng thường xuyên bị trĩ.

Nút mạch búi trí: "Lối vào" mới trong điều trị trĩ - Ảnh 7.

Trung tâm Điện quang là một trong bốn trung tâm trên thế giới thực hiện được phương pháp nút mạch búi trĩ. BS. Giang nhận định: "Phương pháp nút trĩ mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị cho bệnh nhân trĩ. Xu hướng của thế giới bây giờ là tìm ra những phương pháp xâm lấn tối thiểu nhưng hiệu quả tương đương với phẫu thuật vì xâm lấn tối thiểu ít biến chứng, thời gian hậu phẫu của bệnh nhân ngắn nhất".

Nút mạch búi trĩ: 'Lối vào' mới trong điều trị trĩ - Ảnh 8.

Ý kiến của bạn