Nứt gót chân, trị cách gì?

07-11-2011 15:10 | Dược
google news

Đối tượng hay bị nứt gót chân là những người mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc các thành viên trong gia đình có cơ địa dễ dị ứng hoặc những người do nghề nghiệp, công việc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nước...

Đối tượng hay bị nứt gót chân là những người mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc các thành viên trong gia đình có cơ địa dễ dị ứng hoặc những người do nghề nghiệp, công việc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nước...
 
Da bàn chân đặc biệt là vùng gót cứ dày lên, khô, thô ráp. Lớp tế bào sừng phía ngoài cùng dày lên, bong vảy từng điểm một sau đó tăng lên. Lúc đầu là các điểm nhỏ sau phát triển rộng dần và liên kết với nhau tạo thành từng mảng lớn. Có người chỉ bị nứt nẻ gót chân hai bên nhưng cũng có người bị khô, bong vảy toàn bộ lòng bàn chân. Nền da ở dưới có thể ẩm ướt có các mụn nước do viêm kèm theo hoặc nền da đỏ khô. Khi bóc lớp vảy ở trên bề mặt, ta thấy nền da ở dưới đỏ hồng, nhăn nheo. Nếu bệnh nhân không chăm sóc da đúng cách hoặc bong da nhiều thì có thể xuất hiện các vết nứt nẻ da. Nếu nứt sâu thì có thể gây chảy máu. Thường thì bệnh nhân không ngứa nhưng nếu có viêm da nhiều thì bệnh nhân bị ngứa. Đôi khi bệnh nhân có thể bị các đám tổn thương viêm da ở các vùng da khác trên cơ thể.

Chăm sóc da:

Về ăn uống không cần lưu ý gì đặc biệt, về sinh hoạt phải kiêng một số động tác sau: bóc vảy, gãi, chà xát, ngâm nước, xà phòng. Hạn chế rửa chân, ngày chỉ nên rửa chân 1 lần cùng với tắm và lưu ý luôn giữ chân khô ráo. Có thể chỉ cần rửa chân bằng nước máy sạch.

Thuốc bôi: Có thể bôi các chế phẩm làm mềm da, ẩm da, dịu da ngày vài lần như cream vitamin E, skincare-U, lacticare… Có thể uống một đợt vitamin E hoặc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Bệnh nhân phải uống nhiều nước, ăn thêm hoa quả, rau xanh.

TS. Nguyễn Thị Lai


Ý kiến của bạn