Hà Nội

Nuôi con khi mẹ không đủ sữa và cách gọi sữa tràn trề

17-07-2023 17:17 | Dinh dưỡng mẹ và bé
google news

SKĐS - Trẻ không nhận đủ sữa thường do trẻ bú không hiệu quả, bú không đủ. Hầu hết các bà mẹ đều có đủ sữa cho con. Sữa mẹ thậm chí có thể được tạo ra nhiều hơn nhu cầu của trẻ.

Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toànHướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

SKĐS - Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên và tối ưu nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, là biện pháp có thể tác động nhiều nhất đến sự sống còn trong 2 năm đầu đời của trẻ...

Những dấu hiệu trẻ không được bú đủ sữa

Rất nhiều bà mẹ cho con bú đang lo lắng về việc không biết liệu rằng mình có tạo ra đủ sữa mẹ cho con bú hay không. Nhất là khi mẹ không đo lường được cơ thể mình tạo ra được bao nhiêu sữa và cũng không đo được lượng sữa bé bú mỗi ngày. Đây là một trong những lý do thường gặp nhất làm cho các bà mẹ ngừng không cho trẻ bú mẹ nữa. Cũng có nhiều trường hợp người mẹ nghĩ rằng mình không đủ sữa nhưng trên thực tế trẻ vẫn nhận được đủ sữa theo nhu cầu.

Nuôi con khi mẹ không đủ sữa và cách gọi sữa tràn trề - Ảnh 2.

Thực tế hầu hết các bà mẹ đều có đủ sữa cho một hoặc thậm chí hai đứa trẻ.

Trẻ không nhận đủ sữa thường do trẻ bú không hiệu quả, bú không đủ. Thực tế hầu hết các bà mẹ đều có đủ sữa cho một hoặc thậm chí hai đứa trẻ. Sữa mẹ thậm chí có thể được tạo ra nhiều hơn nhu cầu của trẻ. Rất hiếm trường hợp bà mẹ không đủ sữa. Trong trường hợp trẻ bú không hiệu quả, bú không thường xuyên thì sẽ làm giảm việc tạo sữa, dần dần sẽ dẫn đến việc người mẹ không đủ sữa. Vì vậy có một vấn đề mấu chốt là người mẹ cần biết cách cho trẻ bú đúng và bú thường xuyên theo nhu cầu của trẻ.

Theo Tài liệu nuôi dưỡng trẻ nhỏ của Bộ Y tế ban hành, các dấu hiệu chắc chắn để xác định trẻ không nhận đủ sữa gồm trẻ tăng cân kém: tăng dưới 500 gam/1 tháng (trong 6 tháng đầu, trẻ tăng ít nhất 500 gam/ 1 tháng); Đi tiểu ít (dưới 6 lần/ 1 ngày) và nước tiểu cô đặc, nặng mùi và có màu vàng (nhưng nếu trẻ có uống bất kỳ thức uống nào khác ngoài sữa mẹ thì rất khó khẳng định được là trẻ bú đủ hay không mặc dù trẻ vẫn tiểu nhiều).

Các dấu hiệu không xác định để nhận biết trẻ không nhận đủ sữa: Trẻ không thỏa mãn sau mỗi cử bú; Trẻ khóc thường xuyên; Các cử bú quá gần nhau; Bữa bú của trẻ kéo dài; Trẻ không chịu bú mẹ; Trẻ đi ngoài phân rắn hoặc xanh; Đôi khi trẻ đi ngoài ít phân; Nước tiểu ít, màu vàng sậm; Khi bà mẹ vắt sữa không thấy sữa chảy ra; Hai bầu vú mẹ không to lên trong khi có thai; Sữa không "về" sau khi sinh.

Khi trẻ có dấu hiệu trên có thể do trẻ nhận không đủ sữa nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác. Vì vậy cần tìm hiểu thêm các lý do để xác định được trẻ có thực sự nhận được đủ sữa hay không.

Trên thực tế, số người mẹ thật sự không tạo ra đủ sữa nuôi con là rất hiếm gặp. Còn lại là các trường hợp vì nhiều nguyên nhân làm giảm sự tiết sữa ở người mẹ. Chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện điều này để việc nuôi con bằng sữa mẹ được thành công.

Khi nghĩ rằng con mình đang bú không đủ sữa, mẹ nên tìm xem nguyên nhân mẹ hoặc bé đang gặp phải là gì và khắc phục từng lý do một.

Khắc phục tình trạng mẹ không đủ sữa

Cũng theo Tài liệu nuôi dưỡng trẻ nhỏ, trường hợp nguyên nhân đến từ việc cho bú không hiệu quả, nguyên tắc vàng trong việc tạo tiết sữa ở người mẹ đó là: trẻ bú càng nhiều thì bà mẹ càng tiết nhiều sữa. Mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Nhiều bà mẹ có quan niệm cai ti đêm cho con sớm, xem đó là một cột mốc phát triển tốt của con, nhưng trên thực tế trẻ bú mẹ trực tiếp cần phải được bú cả ngày lẫn đêm. Việc cai ti đêm sớm cho bé vô tình khiến cho sự tạo tiết sữa của mẹ bị giảm dần. Đối với các mẹ không cho bé bú trực tiếp, chọn cách vắt sữa ra ngoài cho con bú thì cũng cần vắt sữa cả ngày lẫn đêm để việc tạo tiết sữa cho con được duy trì ổn định.

Cho trẻ bú đúng cách là một chìa khóa rất quan trọng để mẹ tạo ra đủ sữa cho con bú. Ôm con và cho con bú dường như là bản năng của một người mẹ, nhưng trên thực tế đây là kỹ năng quan trọng mà các bà mẹ cần phải học và thực hành đúng thì việc bú mẹ và tạo sữa mới đạt hiệu quả tối ưu. 

Khi trẻ bú chưa đúng mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy bằng việc bé trông không thỏa mãn sau mỗi cử bú, bé sẽ đòi bú nhiều lần khiến khoảng cách giữa các cử bú gần nhau, giấc ngủ cũng sẽ không được sâu. Kỹ thuật bú đúng sẽ bao gồm 2 yếu tố: tư thế bú đúng và ngậm bắt vú đúng. 

Trường hợp nguyên nhân từ phía tâm lý người mẹ: Không ít các bà mẹ luôn nghi ngờ về khả năng tạo sữa của mình, và nghĩ là mình không đủ sữa cho dù bé đang nhận đủ sữa mẹ. Đặc biệt là những ngày đầu sau sanh mẹ thấy "sữa chưa về", tâm lý "có lỗi" với con dễ khiến mẹ căng thẳng và chính yếu tố tâm lý này tác động mạnh mẽ đến việc tạo sữa.

Để bản thân không phải rơi vào những diễn biến tâm lý này thì từ khi mang bầu mẹ nên chuẩn bị cho mình kiến thức vững chắc về việc nuôi con bằng sữa mẹ để củng cố niềm tin vào bản thân. Luôn tin tưởng rằng mình có thể nuôi con bằng sữa mẹ thành công.

Người mẹ cũng cần chia sẻ những kiến thức này với những người thân xung quanh để mẹ nhận được sự thấu hiểu, động viên và hỗ trợ tích cực của gia đình trong quá trình sau sanh và cho con bú. Trong quá trình cho con bú nếu mẹ nghi ngờ khả năng tạo sữa của mình, hãy đối chiếu với các dấu hiệu bé nhận không đủ sữa. Nếu con không thuộc dấu hiệu nào thì mẹ hãy tự tin là mình đang đủ sữa, và sữa mẹ đang tiết ra hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của con.

Đối với các mẹ có tâm lý nghi ngờ sự tiết sữa của bản thân và có ý định cho con ăn bổ sung sớm thì mẹ cần cũng cố lại niềm tin của mình và cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cho con ăn thêm bất kỳ thứ gì. Đây là điều cốt lõi quan trọng đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.

Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầuCho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu

SKĐS - Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé bằng quả anh đào, đủ sức chứa 5-7 ml sữa (1-1,4 thìa cà phê). Đến cuối tuần thứ nhất, dạ dày của bé có thể chứa khoảng 60 ml sữa.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cứu Sản Phụ Bị Biến Chứng Sản Khoa Hiếm Gặp Sau Sinh | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn