Nước tiểu của trẻ, thế nào là bất thường?

09-08-2021 15:35 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Nhiều bà mẹ thấy con bỗng dưng nước tiểu có màu bất thường thì lo lắng. Vậy nước tiểu của trẻ như thế nào thì cần phải đi khám. Bài viết dưới đây giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân khiến nước tiểu của trẻ thay đổi

Nước tiểu của trẻ có thể nói lên hiện trạng sức khỏe. Lượng nước tiểu trong ngày phụ thuộc nhiều vào lượng nước bé uống và lượng mồ hôi bé tiết ra.

Trung bình mỗi ngày bé đi tiểu khoảng 5 - 6 lần là bình thường. Chúng ta thường thấy nước tiểu của bé có sự thay đổi về màu sắc và đó chính là những dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chế độ ăn hoặc về sức khỏe.

Thông thường nước tiểu trong hoặc sậm màu tùy thuộc lượng nước ăn uống mỗi ngày của bé. Nếu ăn uống không đủ lượng nước thì nước tiểu sậm màu hơn.

Lượng nước trung bình bao gồm nước trong thức ăn, nước uống thêm, kể cả trong sữa.

Trẻ dưới 1 tuổi mỗi kg cân nặng trung bình 100ml/ kg/ 24 giờ, nếu sốt sẽ uống thêm nước.

Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu nước tiểu vàng không kèm vàng da, có thể do bé bú chưa đủ sữa, làm nước tiểu cô đặc hơn.

Vì nếu trẻ bú mẹ đủ sữa sẽ bú trong vòng từ 10 đến 15 phút, sau đó trẻ ngủ yên và 3 giờ sau thức dậy đòi bú tiếp. Đối với trẻ bú sữa bình cần đảm bảo cho trẻ bú khoảng 150ml sữa/kg/ ngày.

photo-1628474771282

Nếu nước tiểu vàng không kèm vàng da, có thể do bé bú chưa đủ sữa

Một số nguyên nhân do chế độ ăn của mẹ, mẹ uống thuốc có thể khiến nước tiểu của bé chuyển màu.

Do mẹ ăn các thực phẩm có chất phụ gia màu vàng, trẻ bú mẹ nước tiểu cũng có thể có màu vàng. Nếu mẹ uống các loại thuốc có màu vàng, trẻ bú sữa mẹ nước tiểu có thể sẽ có màu vàng.

Nước tiểu của trẻ như thế nào là bất thường? - Ảnh 3.

Bệnh lý tán huyết bẩm sinh cũng có thể khiến nước tiểu của trẻ bất thường.

Một số bệnh lý ở trẻ khiến nước tiểu bất thường

Nếu bé có bất thường ở nước tiểu, trong đó nước tiểu màu vàng có kèm vàng da, thì các nguyên nhân thường gặp là do tắc đường mật, hậu quả của huyết tán cấp làm tắc mật trong gan hoặc do tắc đường mật bẩm sinh.

Khi đó trong 1 tháng đầu sau sinh, triệu chứng vàng da có thể chưa nặng. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 vàng da sậm, nước tiểu sậm màu. Cần điều trị sớm vì để lâu sẽ nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, bệnh lý tán huyết bẩm sinh cũng có thể khiến nước tiểu của trẻ bất thường. Tán huyết có thể do bệnh về hồng cầu di truyền, do thiếu men G6PD, do có Hb bất thường (Thalassemia)… Một số loại thuốc có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở 1 số bệnh lý chuyển hóa.

photo-1628474778179

Phải xét nghiệm nước tiểu và máu mới thấy rõ được tình trạng bệnh lý.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây hiện tượng bất thường về nước tiểu. Nước tiểu vàng và vàng da lúc đầu khó nhận ra bằng mắt thường, phải xét nghiệm nước tiểu và máu mới thấy rõ được tình trạng bệnh lý.

Vì vậy, khi nghi ngờ tình trạng trẻ có nước tiểu bất thường hoặc có các biểu hiện kèm theo như quấy khóc, bú kém, ăn kém, sốt… cần đưa bé đến khoa nhi các bệnh viện hoặc trung tâm y tế để các bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

C Mỹ An co logo


BS. Nguyễn Hữu
Ý kiến của bạn