Hà Nội

Nước máy pha nước… cống

06-04-2013 15:40 | Thời sự
google news

Không chỉ đục, vàng, cặn lợn cợn mà nước máy một số nơi ở TPHCM còn có mùi hôi. Theo đại diện Cty TNHH MTV Cấp nước Tân Hòa (thuộc Tổng Cty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco), nhiều ống nước cũ bị nước cống xâm nhập.

Không chỉ đục, vàng, cặn lợn cợn mà nước máy một số nơi ở TPHCM còn có mùi hôi. Theo đại diện Cty TNHH MTV Cấp nước Tân Hòa (thuộc Tổng Cty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco), nhiều ống nước cũ bị nước cống xâm nhập.

Nước máy pha nước… cống 1
Nước máy bị đục, các hộ dân hẻm 189 Hòa Bình (quận Tân Phú) phải lắp thiết bị lọc nước.

Không chỉ đục, vàng, cặn lợn cợn mà nước máy một số nơi ở TPHCM còn có mùi hôi. Theo đại diện Cty TNHH MTV Cấp nước Tân Hòa (thuộc Tổng Cty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco), nhiều ống nước cũ bị nước cống xâm nhập.

Lắng trên, lọc dưới vẫn đục

Tại hẻm 189 Hòa Bình (Khu phố 3, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TPHCM), nước máy nhiều hộ dân bị đục, vàng đậm như nước trà. Chỉ vào xô nước lợn cợn cặn đen, ông Nguyễn Nguyên Quỳnh (SN 1950) cho biết, năm 2011, khi dọn về căn nhà số 189/7/10 Hòa Bình, nước máy nhà ông ngày nào cũng đục, có hôm màu đen, phảng phất mùi tanh, không thể sử dụng để sinh hoạt.

Ông Quỳnh trang bị bộ lọc nước gần 5 triệu đồng. Nước bơm vào lắng, lọc rồi đưa vào bồn chứa. Tuy nhiên, sau khi lọc, nước chưa hết đục. Ông Quỳnh mua thêm bộ lọc thứ hai. Nước máy qua bộ lọc thứ nhất, thứ hai và màng lọc ở mỗi vòi nước mới được dùng để ăn uống.

Theo ghi nhận của PV, dù mới thay ít ngày song lõi bộ lọc thứ hai và các màng lọc đã chuyển màu đen. “Là kỹ sư hóa học, tôi biết nước máy chứa hàm lượng lớn sắt, mangan và một số kim loại nặng, sử dụng lâu ngày rất có hại cho sức khỏe. Tôi nhiều lần phản ánh nhưng công ty cấp nước chưa có biện pháp khắc phục” - ông Quỳnh nói.

Bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1958, ngụ 189/7/18 Hòa Bình), Tổ trưởng tổ 47 Khu phố 3 cho biết, tổ có gần 50 hộ, nhiều gia đình nay đã chuyển sang dùng nước giếng khoan vì nước máy quá bẩn. “Thấy lọc không ăn thua, tôi chỉ lắng cặn bẩn rồi sử dụng, tới đâu hay tới đó” - bà Nhung nói.

Tại quận Tân Phú, nước đục xuất hiện nhiều nơi. Theo ông Trương Tấn Quốc, Đội trưởng Đội Thi công tu bổ Công ty cấp nước Tân Hòa, tình trạng nước máy bị đục, bẩn xuất hiện tại khu vực dọc kênh nước Đen, kênh Tân Hóa, nhiều cao ốc, chung cư và một số khu dân cư trên đường Hòa Bình, Trịnh Đình Thảo, Lũy Bán Bích, Âu Cơ, Huỳnh Thiện Lộc,…

“Dự án cải thiện môi trường kênh nước Đen, Tân Hóa kéo dài hơn 4 năm, việc di dời hạ tầng, đường ống gây xáo trộn nguồn nước. Nước đục kéo dài không phải do chất lượng nước cung cấp từ các nhà máy mà vì đường ống bị bể liên tục trong quá trình thi công các dự án xây dựng hạ tầng khiến chất bẩn xâm nhập ống cấp nước” - ông Quốc khẳng định.

Thiết kế ống gây xáo trộn

Công ty Tân Hòa cung cấp nước sạch cho người dân hai quận Tân Bình, Tân Phú (trừ phường Phú Trung). Nước máy được cung cấp từ ba nguồn gồm: Nhà máy nước Tân Hiệp, nhà máy BOO Thủ Đức và nhà máy nước ngầm. Sắp tới công ty tiếp nhận thêm nguồn nước từ nhà máy Kênh Đông (huyện Củ Chi) để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo ông Trương Tấn Quốc, do kinh phí hạn chế, việc đầu tư, phát triển đường ống lại không theo kịp nguồn nước. Nhiều tuyến ống cũ trước kia thiết kế cấp nước lên độ cao 3-4 tầng, nay phải phục vụ các cao ốc, chung cư cao 10, thậm chí 20 tầng mới xây dựng.

Việc tăng áp lực, bơm hút nước lên độ cao gấp 4-5 lần thiết kế tuyến ống làm xáo trộn, tạo ra cặn trong đường ống (đặc biệt là ống nước cũ), gây ra tình trạng nước đục tại một số cao ốc, chung cư.

“Nhiều hộ dân lắp đặt đồng hồ nước nhưng vẫn dùng nước giếng. Do sử dụng ít, đường ống bị lắng cặn. Ngoài ra, có không ít hộ sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau, bơm trực tiếp nước giếng (hàm lượng sắt, mangan cao) vào ống khiến nước máy bị kết tủa, có màu nâu, đen.

Để hạn chế tình trạng nước đục lan rộng, công ty xúc xả thường xuyên tại các vùng trũng cuối ống, không di chuyển được. Khi người dân phản ánh, công ty sẽ cử nhân viên xuống tận nơi xúc xả đường ống và thực hiện khấu trừ lượng nước đục” – ông Quốc nói.

Theo đại diện Sawaco, mạng lưới cấp nước tại TPHCM chiều dài lên tới hàng nghìn kilômet được lắp đặt qua các thời kỳ. Nhiều tuyến ống có từ trước năm 1975, đan xen với hạ tầng kỹ thuật khác trong khi sơ đồ tuyến chính ngành cấp nước chưa rõ. Công ty cấp nước Tân Hòa, vừa phải xử lý hơn 20 trường hợp ống cấp nước đi qua miệng hố ga, thậm chí đi trong lòng cống thoát nước thải.


Theo Huy Thịnh (Tiền phong)

Ý kiến của bạn