Chương trình do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp cùng BV Chợ Rẫy (TP.HCM) tổ chức, với sự đồng hành của Thế Giới Điện Giải.
Đến tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo có TTƯT. BS. CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy, TTND. BS. Trần Sĩ Tuấn, Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống cùng sự tham dự của đại diện đơn vị đồng hành tổ chức, ông Nguyễn Quang Phú, Giám đốc Marketing Thế Giới Điện Giải. Ngoài ra, chương trình còn có sự hiện diện của đại diện các tập đoàn đến từ Nhật Bản: Panasonic, Fuji Medical (Tập đoàn thiết bị y tế Fuji), Nihon Trim.
TTND.BS Trần Sĩ Tuấn - Tổng Biên tập Báo Sức khỏe & Đời sống tặng hoa cảm ơn đơn vị đồng hành, chuyên gia báo cáo và đơn vị tài trợ.
Thông tin báo cáo chuyên đề sức khỏe do BS. CKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa BV Chợ Rẫy, TS. BS. Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Chợ Rẫy chia sẻ trong chương trình tại BV Chợ Rẫy. Chương trình mang đến những kiến thức y học thiết thực và mới nhất về tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, đánh thức nhận thức về vai trò của dinh dưỡng trong phòng bệnh và giúp nhiều bệnh nhân tiếp cận với kiến thức về nước điện giải ion kiềm - nước uống chức năng giúp bảo vệ hệ tiêu hóa đến từ Nhật Bản.
Theo BS. CKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa BV Chợ Rẫy, hiện nay ở Việt Nam số bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh về lý đường tiêu hóa tăng 20% mỗi năm. Tại nhiều hội thảo khoa học chuyên đề liên quan đến tiêu hóa, các chuyên gia khuyến cáo, 10% dân số Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.Các bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa: ợ nóng, còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD); viêm loét dạ dày; sỏi mật; táo bón; tiêu chảy…
“Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn và nước uống hàng ngày để đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa được hình thành từ các thành phần gồm ống tiêu hóa (thường được gọi là “đường ruột”), gan, tụy và túi mật. Sức khỏe đường ruột có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khỏe tâm thần và các bệnh ung thư,…”, BS.CKII. Hồ Tấn Phát, phân tích.
Hệ tiêu hóa tốt, cung cấp “vật liệu” cho cơ thể sống
Hiện mỗi ngày BV Chợ Rẫy tiếp nhận điều trị ngoại trú trung bình khoảng 3500 lượt bệnh nhân và 2.544 lượt bệnh nhân nội trú. Bên cạnh các nguyên nhân do bẩm sinh, di truyền, nhận thấy phần lớn các bệnh có nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các bệnh về tiêu hóa vẫn đứng hàng đầu ở tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là các bệnh loét đường tiêu hóa chiếm hơn 50% trong cộng đồng.
Theo các chuyên gia y tế, rất nhiều nguyên nhân có thể gây nguy hại cho chức năng tiêu hóa. Ở một số người, có thể vấn đề là do di truyền. Ở những người khác, có thể xảy ra tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công “nhầm” vào chính hệ thống tiêu hóa, gây ra các “thảm họa” tiêu hóa của cơ thể. Những gì chúng ta ăn và uống, cách chúng ta ăn, chất lượng từng loại thực phẩm, đặc biệt là chất lượng nước, cũng có thể làm suy giảm sức khỏe tiêu hóa.
TTƯT.BS CK II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, phát biểu tại hội thảo
Theo BS. Hồ Tấn Phát, một hệ thống tiêu hóa tốt đóng một vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn thân. Hệ thống tiêu hóa không chỉ là cơ quan chính của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng. Hệ thống các cơ quan tiêu hóa quan trọng này cũng hoạt động như một loại tổng đài hoặc trung tâm liên lạc với não bộ cũng như là một trong những tuyến đầu của cơ thể trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Nói đơn giản, tiêu hóa rất quan trọng vì cơ thể, nhất là những người có bệnh phải điều trị, cần các chất dinh dưỡng từ thức ăn và đồ uống để hoạt động tốt và khỏe mạnh, hồi phục.
“Hiện nay, y học hiện đại có xu hướng kết hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, sử dụng các liệu pháp và can thiệp từ nhiều ngành khoa học và y tế khác nhau, bao gồm dinh dưỡng, châm cứu, thảo dược và các kỹ thuật giảm căng thẳng cơ thể. Kết hợp với nội khoa và chẩn đoán thông thường, những phương pháp này, đặc biệt là dinh dưỡng, giúp bệnh nhân lấy lại và duy trì sức khỏe tối ưu”, TTƯT. BS. CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy, chia sẻ trong khai mạc chương trình giáo dục truyền thông này.
Dinh dưỡng trong duy trì sức khỏe đường tiêu hóa
Thỉnh thoảng, mọi người ở mọi lứa tuổi đều gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Khi chúng ta già đi, những phiền toái như táo bón, tiêu chảy và đầy bụng có thể ngày càng trở nên phổ biến. Các khía cạnh của sức khỏe thể chất của chúng ta thay đổi tự nhiên theo tuổi tác, nhưng chế độ ăn uống kém, sử dụng quá nhiều thực phẩm không đảm bảo chất lượng, uống nước không đúng cách.. sẽ góp phần làm giảm men tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường tiêu hóa mất cân bằng, dẫn đến sự tàn phá cả hệ thống tiêu hóa và miễn dịch của chúng ta.
Các chuyên gia trả lời thắc mắc trong hội thảo sức khỏe giáo dục sức khỏe “Tăng cường hệ tiêu hóa, cốt lõi phòng chống dịch bệnh”
Trong khuôn khổ của chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe “Tăng cường hệ tiêu hóa, cốt lõi phòng chống dịch bệnh”, các bác sĩ nội tiêu hóa cũng như dinh dưỡng đã chia sẻ các phương cách chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa, như một cốt lõi để phòng chống bệnh tật.
TS.BS. Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Chợ Rẫy, nhận định hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể môt cách dễ dàng; nhờ đó, duy trì sức khỏe chung.
Chế độ ăn giúp tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và duy trì sức khỏe chung, theo TS. Ngân Tâm, gồm những điều không nên làm như: ăn quá no; ăn thức ăn giàu béo, cholesterol (chiên, xào, sốt maynonaise, thức ăn nhanh); uống thức uống ngọt, cồn; dùng đường.
“Và 5 thói quen cần được tạo dựng hàng ngày để đảm bảo một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bao gồm ăn điều độ, đa dạng; ăn đủ lượng đạm (thịt, cá, trứng, đậu đỗ…); ăn vừa phải lượng thức ăn giàu tinh bột; tăng cường rau, củ, quả, ngũ cốc, đậu đỗ; uống đủ nước”, TS. Lưu Ngân Tâm khuyến nghị.
Toàn cảnh hội thảo giáo dục truyền thông sức khỏe "Tăng cường hệ tiêu hóa, cốt lõi phòng chống bệnh tật".
Vai trò của thức ăn và thức uống có tính kiềm và chất điện giải trong sức khỏe đường tiêu hóa
TS. Lưu Ngân Tâm chỉ rõ, trước hết đề cập đến độ pH của cơ thể là gì? pH là chỉ số xác định độ hoạt động của các ion Hidro (H ), từ đó có thể đưa ra kết luận dung dịch có tính axit hay bazơ (kiềm), pH máu có tính hơi kiềm. Khi pH máu quá thấp (toan), tế bào rất cần chất dinh dưỡng và năng lượng vì vậy để cân bằng lại pH cơ thể có xu hướng lấy canxi từ xương và magne từ tế bào. Do vậy, người thường hay bị “axit” dễ bị loãng xương, thiếu năng lượng (hay mệt) và tuổi thọ ngắn do mắc bệnh tật nhiều hơn.
“Một trong những nguyên nhân chính khiến cơ thể bị axit cao là từ các chế độ ăn. Người ta nhận thấy, các thực phẩm có tính axit mạnh có thể kể đến các loại như bánh mì trắng, thức uống có cồn, nước ngọt có gas như soda, đường, thịt…Còn các thực phẩm giàu tính kiềm như trái cây, rau củ, các loại hạt…”, TS. BS. Ngân Tâm liệt kê.
Theo chuyên gia dinh dưỡng này, cơ thể rất cần các thực phẩm có tính axit nhẹ như tôm cá, trứng, các chế phẩm từ sữa… nhưng chỉ nên chiếm khoảng 1/3 trong khẩu phần ăn. Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nặng nhọc hơn từ việc chuyển hóa đến hấp thu và bài tiết, sẽ khiến con người dễ tăng nguy cơ mắc bệnh ở những giai đoạn tuổi còn trẻ.
Các khách tham gia hội thảo đang hào hứng tìm hiểu về nước ion điện giải ion kiềm
Thực phẩm có tính kiềm như rau, củ quả giàu xơ, giàu khoáng chất, giàu chất chống oxi hóa; có lợi cho sức khỏe và sức khỏe tiêu hóa. Điều quan trọng là không thể thiếu 8 cốc nước (250ml/cốc) mỗi ngày. Vì nước (dịch) chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, bao gồm nước và các chất điện giải thiết yếu (các ion kiềm như: Na, K, Mg, Ca…), đồng thời mọi hoạt động tiêu hóa cũng như chuyển hóa của cơ thể đều trong dung môi nước”, BS. Lưu Ngân Tâm nhấn mạnh.
Nước có bổ sung lượng khoáng Na, K, Mg, Ca vừa phải có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng hoặc những người có hoạt động thể lực nặng nhọc. Theo TS. BS. Lưu Ngân Tâm những nghiên cứu về nước kiềm hóa (nước chức năng được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật Bản) với mẫu nhỏ, cho thấy: giúp bất hoạt men pepsin, nguyên nhân chính gây ra chứng trào ngược axit dạ dày; hỗ trợ điều hòa huyết áp, cholesterol, đái tháo đường; giảm độ nhớt máu, cung cấp oxi tế bào tốt hơn.
Cuối bài trình bày của mình, TS. BS. Lưu Ngân Tâm khuyến cáo, nước kiềm nên uống với lượng vừa phải và chọn cấp độ pH phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cũng như nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
Bệnh nhân đặt câu hỏi cho các chuyên gia về bệnh tiêu hóa và nước uống ion kiềm
1. Làm sạch “chế độ ăn uống”
2. Tránh sử dụng các loại dược phẩm không cần thiếtBao gồm cả thuốc nhuận tràng và kháng viêm cũng như các kháng sinh phổ rộng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
3. Đừng dễ dàng đụng đến rượuNhiều nghiên cứu cho thấy chỉ cần uống 1 ly rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển quá mức vi khuẩn xấu trong ruột non và gây ra chứng trào ngược.
4. Tập thể dục, quản lý căng thẳngVận động sao cho ra mồ hôi mỗi 30 phút hàng ngày, bài tập nửa giờ này giúp tối ưu hóa thời gian nghỉ ngơi của bạn, đặc biệt là khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Để hoạt động tối ưu, ruột cũng cần “tập thể dục”. Hệ tiêu hóa cũng thích được cười đùa để giúp di chuyển thức ăn trơn tru hơn. Khi bạn không có thời gian để đi bộ hoặc tập yoga, hãy dành ít nhất vài phút mỗi ngày để hít thở sâu hoặc bất cứ điều gì khác giúp bạn thư giãn.
5. Uống nhiều nước