Các nghiên cứu cho thấy, cơ thể người tiết ra khoảng 500ml – 1.000ml nước bọt mỗi ngày. Nước bọt chứa hơn 99% nước, 1% còn lại chứa nhiều chất quan trọng như chất điện giải, chất nhầy, hợp chất kháng khuẩn và các loại enzyme khác nhau.. Nước bọt có nhiều chức năng quan trọng: bôi trơn (giúp cho các hoạt động nhai, nuốt và nói), làm sạch (loại bỏ những mảnh vụn thức ăn ở miệng và răng), tiêu hóa (khởi phát cho sự phân giải các chất tinh bột), tái khoáng hóa (giúp lành sâu răng ở giai đoạn sớm), bảo vệ (như một tác nhân kháng khuẩn chống lại nhiễm khuẩn và trung hòa axit do mảng bám vi khuẩn sinh ra).
Nước bọt được xem là yếu tố bảo vệ tự nhiên quan trọng nhất ở miệng giúp kiểm soát môi trường miệng. Nếu độ pH của môi trường miệng thấp hơn 5,5, răng sẽ bắt đầu bị hòa tan hay mất khoáng. Giảm tiết nước bọt có thể làm tăng sâu răng, cản trở nhai và nuốt, gây loét miệng và dễ nhiễm khuẩn.

Tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng.
Nước bọt cũng giúp bảo vệ nướu (lợi) khỏi vi khuẩn, hạn chế các nguy cơ viêm nướu (lợi), viêm họng… Nước bọt ngăn ngừa chứng khô miệng, chống hôi miệng nhờ kiểm soát được vi khuẩn. Ngoài ra nó còn có khả năng cầm máu, bít miệng các vết thương khoang miệng hoặc khi nhổ răng.
Với những vai trò quan trọng nêu trên, các bác sĩ khuyến cáo, duy trì tuyến nước bọt dồi dào là một bước thiết yếu trong việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Các nguy cơ nước bọt ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:
Viêm tuyến nước bọt
Đây là tình trạng do các vi khuẩn có hại từ vùng miệng xâm nhập vào tuyến nước bọt tạo thành các ổ nhiễm trùng hoặc do mắc các virus như quai bị, HIV... Viêm tuyến nước bọt cũng thường xảy ra do việc vệ sinh răng miệng kém làm tăng sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Viêm tuyến nước bọt thường ít gây biến chứng tuy nhiên nếu không được xử lý vi khuẩn từ tuyến nước bọt bị viêm nhiễm có thể lan ra khoang miệng gây viêm nhiễm như: Viêm mô tế bào lan tỏa, áp-xe răng, viêm xoang… Một vài trường hợp có thể dẫn đến các khối sưng gây khít hàm hay khó thở đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn tiết nước bọt
Tình trạng tăng hoặc giảm tiết nước bọt quá mức là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Nếu tuyến nước bọt giảm sẽ gây ra chứng khô miệng, làm tăng mảng bám, sâu răng, viêm nướu (lợi), lở miệng…Trong khi đó, tăng tuyến nước bọt cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có nguy cơ mắc một số bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm tụy, bệnh về gan, các bệnh lý răng miệng…
Nước bọt có máu
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng máu lẫn trong nước bọt là nhiễm trùng khoang miệng do không được vệ sinh sạch sẽ. Vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương niêm mạc miệng, mô nướu (lợi) và làm chảy máu. Viêm nướu (lợi) là một bệnh răng miệng khá phổ biến, khi nướu (lợi) bị viêm, việc ăn uống hay đánh răng chạm vào nướu (lợi) cũng gây chảy máu. Chăm sóc nướu (lợi), nhất là các khe nướu kỹ càng mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng này.
Các bác sĩ lưu ý, cần vệ sinh, chăm sóc răng miệng để bảo vệ tuyến nước bọt cũng như toàn bộ sức khỏe răng miệng bằng cách: Đánh răng sau mỗi khi ăn và trước khi đi ngủ bằng kem đánh răng chứa fluoride và bàn chải mềm. Đảm bảo chải kỹ các bề mặt của răng và nướu (lợi). Sử dụng nước súc miệng hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.

Khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần nhằm giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe răng miệng.
Đến nha sĩ kiểm tra và làm sạch răng định kỳ (ít nhất hai lần mỗi năm) để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng. Nếu cần thiết, tiến hành các biện pháp chăm sóc răng miệng chuyên sâu như lấy cao răng hoặc điều trị viêm nướu (lợi).
Ngoài ra, cần uống đủ nước để duy trì hoạt động bình thường của các tuyến nước bọt, ngăn ngừa khô miệng. Hạn chế các yếu tố gây hại như uống rượu/bia, cà phê, hút thuốc lá vì chúng có thể gây khô miệng và làm suy yếu tuyến nước bọt.
Các chuyên gia Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam khuyến cáo, đánh răng bằng kem đánh răng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu sau mỗi khi ăn và trước khi đi ngủ trong 2 phút là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, để bảo vệ toàn diện sức khỏe răng miệng nên sử dụng nước súc miệng thường xuyên. Nước súc miệng P/S với công thức CPC không chứa cồn giúp kháng khuẩn 99,9% vi khuẩn trong khoang miệng, súc sạch từng kẽ răng, ngừa mảng bám hiệu quả.

PV