Hà Nội

“Nước ăn chân” dùng thuốc gì?

01-06-2009 17:05 | Dược
google news

Thời tiết nóng ẩm và những cơn mưa, những trận bão lụt của mùa hè... là môi trường thuận lợi cho bệnh “nước ăn chân” phát triển, đặc biệt ở những người ra mồ hôi chân, đi giầy kín, người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt: phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão...

Thời tiết nóng ẩm và những cơn mưa, những trận bão lụt của mùa hè... là môi trường thuận lợi cho bệnh “nước ăn chân” phát triển, đặc biệt ở những người ra mồ hôi chân, đi giầy kín, người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt: phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão...

Nước ăn chân, còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường bắt đầu xuất hiện ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và 4 với biểu hiện bong xước da, có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân, sau đó lan sang các kẽ ngón chân khác hay lên mu bàn chân hoặc xuống lòng bàn chân. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy khó chịu.

Có thể dùng các thuốc sau:

- Dung dịch BSI 2% (còn gọi là cồn hắc lào, thành phần gồm: acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70 độ), ngày bôi 1 đến 2 lần. Cấm dùng để uống.

- Cồn ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70 độ). Dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm cồn ASA, rồi bôi lên vùng có bệnh, ngày bôi 1-2 lần.

- Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol... Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, bôi 3-4 lần /ngày.

Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như: griseofulvin,  nizoral, hoặc sporal...

Ngoài ra, ở nước ta nhiều cây thuốc cũng được sử dụng để điều trị nấm: rễ cây táo rừng, trầu không, kim ngân, chút chít, ké đầu ngựa, lá muồng trâu... Có thể vò nát một trong các thứ trên, xát nhẹ vào chân hoặc nấu thành nước để ngâm chân cũng có kết quả rất tốt.
 
BS. Bùi Duy

Ý kiến của bạn