Vào mùa hè vừa qua, bình minh và hoàng hôn trên trái đất có thêm màu sắc. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Colorado Boulder đã gửi những quả khinh khí cầu lên không trung để thu thập mẫu tầng bình lưu của trái đất. “Những phần tử từ núi lửa phun trào phát tán lên không trung kết hợp với hấp thu ánh sáng của tầng ozone đã tăng thêm sắc tím cho bình minh và hoàng hôn”, trường cho biết.
Vào ngày 22/6, ngọn núi lửa Raikoke ở Nga phun trào, khiến cho tro bụi và khí từ miệng núi lửa cao 700m bay vào bầu khí quyển. Vụ phun trào núi lửa này lớn tới mức các phi hành gia có thể quan sát được từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), NASA cho hay.
Đội ngũ do Lars Kalnajs dẫn đầu thả khinh khí cầu vào lúc hoàng hôn
Bình thường khi không có núi lửa phun trào, vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời sẽ đi qua bầu khí quyển của trái đất. Luồng ánh sáng xanh phát tán các tia sáng mà nó gặp. Khi ánh sáng xanh tiến tới mắt chúng ta từ hướng gần mặt trời, nó khiến cho bầu trời xuất hiện ráng mặt trời có màu đỏ và cam.
Khi những tia núi lửa hiện diện gần tầng bình lưu, ánh sáng xanh phát tán các tia sáng gần bề mặt trái đất hơn sẽ lại phát tán nữa. Lần này nó hướng thẳng tới mắt chúng ta hoặc máy ảnh. Ánh sáng xanh trộn lẫn với ánh sáng đỏ trực tiếp từ mặt trời khiến cho bầu trời có màu hồng tím.
Lars Kalnajs, một trợ lý nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Vũ trụ và Khí quyển tại Đại học Colorado Boulder dẫn đầu dự án cho biết lần núi lửa phun trào này không đáng lo ngại, nhưng cảnh báo chúng ta cần chuẩn bị cho một đợt phun trào lớn hơn.
"Một trận phun trào thật sự lớn sẽ có ảnh hưởng lớn tới nhân loại". Ông trích dẫn vụ núi lửa phun trào trên đỉnh Tambora vào năm 1815 dẫn tới "một năm không có mùa hè" do tro bụi và vật liệu núi lửa còn lưu lại trong bầu khí quyển. "Năm đó mất mùa trên toàn thế giới. Thậm chí băng trên sông ở Pennsylvania còn không tan cho tới tận tháng 6.", Kalnajs cho biết.
Đó là lý do tại sao đội ngũ của ông đang tiến hành nghiên cứu sau vụ núi lửa Raikoke phun trào. Dữ liệu thu thập ban đầu cho thấy các lớp nham thạch bay vào bầu khí quyển dày 20 lần so với thông thường. Đây là vụ núi lửa phun trào tương đối nhỏ, nhưng đủ để tác động tới toàn bộ bán cầu bắc, ông cho biết.