Một nghiên cứu cho thấy những nữ vận động viên điền kinh có chỉ số BMI dưới 19 có nguy cơ gãy xương do căng thẳng cao hơn những nữ vận động viên có chỉ số BMI trên 19. Gãy xương do căng thẳng là một vết nứt nhỏ trong xương do căng thẳng hoặc áp lực lặp đi lặp lại, thường là do hoạt động quá mức.
Ngoài ra, hồi phục sau gãy cột sống ở nữ vận động viên nhẹ cân cũng mất nhiều thời gian hơn so với những vận động viên khác.
"Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi xác định được nguyên nhân khiến các nữ vận động viên tăng nguy cơ gãy xương do căng thẳng là trọng lượng cơ thể thấp hoặc chỉ số khối cơ thể thấp", Timothy Miller, trợ lý của Đại học Ohio State ở Mỹ, cho biết.
Khi chạy bộ, cơ thể phải chịu đựng những áp lực lặp đi lặp lại từ bề mặt cứng, và nếu không có đủ khối lượng cơ bắp để giải tỏa lực va chạm, xương chân sẽ dễ bị tổn thương.
"Khi chỉ số khối cơ thể rất thấp và khối lượng cơ bị cạn kiệt, áp lực khi chạy bộ sẽ tác động trực tiếp vào xương. Cho đến khi cơ bắp phát triển và chỉ số BMI được cải thiện, các vận động viên vẫn có nguy cơ bị gãy xương do căng thẳng" Miller giải thích trong bài báo đăng trên tạp chí Current Orthopedic Practice.
Nữ vận động viên có chỉ số BMI 19 hoặc cao hơn mất khoảng 13 tuần để phục hồi sau chấn thương.
Những nữ vận động viên có chỉ số BMI thấp ( dưới 19) có thời gian hồi phục sau chấn thương khoảng hơn 17 tuần.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng 25- 50 % vận động viên được theo dõi có ít nhất một lần gãy xương do căng thẳng trong sự nghiệp của họ, tỷ lệ gãy xương cao hơn ở các nữ vận động viên.
Miller nhấn mạnh: " Các nữ vận động viên cần biết chỉ số BMI của mình, hoạt động vừa sức, rèn luyện sức đề kháng trong chế độ tập luyện giúp tăng cường cơ dưới để ngăn ngừa thương tích xảy ra, kể cả việc tăng khối lượng cơ”.