Từ học bổng toàn phần đến lựa chọn ngược dòng
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Oanh (sinh năm 1989) tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Y sinh tại Đại học Ulsan (Hàn Quốc) với học bổng toàn phần. Chị có hơn 10 năm nghiên cứu về nuôi cấy, biệt hóa TBG, tạo protein tái tổ hợp và từng nhận "Giải thưởng xuất sắc trong nghiên cứu y sinh" của Đại học Ulsan. Từng nhiều năm làm việc, nghiên cứu và được đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, TS. Oanh có hàng chục công trình khoa học quốc tế và nhiều sáng chế uy tín. Dù hoàn toàn có thể tiếp tục theo đuổi một hành trình quốc tế đầy triển vọng, chị vẫn chọn trở về Việt Nam để tìm sự cân bằng và lắng nghe bản thân.
"Tôi được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ anh Thái Hoàng Sơn – CEO Bệnh viện Thẩm mỹ SIAM Thailand – người luôn ấp ủ giấc mơ kiến tạo một thương hiệu Việt mang tầm quốc tế, nơi hội tụ tinh hoa công nghệ thế giới và trí tuệ Việt Nam. Từ anh, tôi cảm nhận rõ ràng khát vọng xây dựng một nền y học tái tạo hiện đại, phát triển ngay trên đất Việt, do chính người Việt làm chủ", chị chia sẻ.
Chính trong hành trình ấy, cái tên Vicells – viết tắt của Vietnamese Cells cũng đã khiến chị càng thêm kiên định với lựa chọn của mình. "Tôi thấy ở đó không chỉ là công nghệ, mà còn là một khát vọng sâu xa: kiến tạo nền y học tái tạo mang đậm bản sắc Việt".
Hiện là chuyên gia cao cấp tại Ngân hàng mô-TBG Vicells (thuộc Bệnh viện Thẩm mỹ SIAM Thailand), TS. Oanh đồng hành cùng đội ngũ bác sĩ và kỹ sư sinh học xây dựng hệ thống lưu trữ – ứng dụng TBG theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo TS. Oanh, Vicells không chỉ có công nghệ mà còn là khát vọng xây dựng nền y học tái tạo mang bản sắc Việt.
Trước đó, chị có hơn 5 năm công tác tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng TBG – tiền thân của Viện Tế bào gốc. Chính trải nghiệm này giúp chị đánh giá cao tiềm năng trong nước: "Chúng ta đi sau nhưng không thiếu cơ hội. Nếu có hành lang pháp lý rõ ràng, đầu tư bài bản và hợp tác quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam hoàn toàn có thể bứt phá trong y học tái tạo."
TBG – không phải ở đâu cũng chuẩn
TS. Oanh cũng thẳng thắn chỉ ra một thực trạng đang diễn ra trên thị trường là nhiều sản phẩm gắn mác "tế bào gốc" thực chất chỉ là dịch chiết từ môi trường nuôi cấy, không chứa tế bào sống. Điều này khiến người tiêu dùng có thể đối mặt rủi ro nếu dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu kiểm định y khoa.
Chị cũng nhấn mạnh, TBG không phải là "thần dược" có thể tạo ra hiệu quả tức thì sau khi cấy ghép. Bản chất của liệu pháp này là một quá trình sinh học phức tạp, cần được thực hiện theo quy trình chuẩn hóa và giám sát chặt chẽ từ chuyên môn.
"Không phải TBG nào cũng giống nhau. Chúng được phân loại theo nguồn gốc (phôi, dây rốn, mô mỡ, tủy xương) hoặc khả năng biệt hóa (toàn năng, vạn năng, đa năng),.. Mỗi loại có cơ chế hoạt động và ứng dụng riêng", chị nói.

TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Đặc biệt, chị đánh giá cao hiệu quả của TBG mô mỡ tự thân (ADSC) trong các ứng dụng y học tái tạo. Đây là loại tế bào dễ thu nhận, ít xâm lấn, có khả năng tương thích sinh học cao, đang được nghiên cứu sâu trong hỗ trợ phục hồi mô da tổn thương, lão hóa,…
Bên cạnh đó, TS. Oanh cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của quá trình tăng sinh tế bào – một cơ chế sống còn giúp cơ thể tự chữa lành. "Mỗi ngày, cơ thể con người mất đi khoảng 330 tỷ tế bào và đồng thời tái tạo chúng. Nhưng quá trình này sẽ suy giảm khi con người già đi hoặc mắc bệnh. Việc bổ sung TBG đúng kỹ thuật sẽ là một công cụ hỗ trợ phục hồi tự nhiên hiệu quả. Chỉ những đơn vị được cấp phép, có hệ thống kiểm định đạt chuẩn và đội ngũ chuyên môn đủ sâu mới nên được triển khai. Người dùng cần cảnh giác, chủ động tìm hiểu, vì với công nghệ cao - sai một ly là đi một dặm", chị nói.
TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh, sinh năm 1989, tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Y sinh tại Đại học Ulsan (Hàn Quốc), từng được đào tạo chuyên môn và nghiên cứu tại Mỹ, Nhật Bản. Các công trình về TBG của chị được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế như: Tạp chí Biomedical Research and Therapy, Progress in Stem Cell, Cytotechnology,... Nổi bật là công trình tạo protein tái tổ hợp GM-CSF dùng trong tăng trưởng biệt hóa TBG tạo máu đã giúp chị "Giải thưởng xuất sắc trong nghiên cứu y sinh" do Viện Công nghệ Y sinh, Khoa Y, ĐH Ulsan trao tặng. |
Bệnh viện Thẩm mỹ SIAM Thailand