'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà

14-06-2024 12:51 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Vẻ ngoài nổi bật với màu sắc rực rỡ, nếp sống theo gia đình và cách sinh tồn của voọc chà vá khiến nhiều người thích thú.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 1.

Cá thể voọc đang sống ở bán đảo Sơn Trà có tên gọi là voọc chà vá chân nâu, hay còn được biết đến với tên voọc ngũ sắc. Đây là loài linh trưởng được xếp vào nhóm IIB trong sách đỏ của Việt Nam.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 2.

Vẻ ngoài nổi bật với màu sắc rực rỡ, nếp sống theo gia đình và cách sinh tồn của voọc chà vá khiến nhiều người thích thú. Con đầu đàn luôn đứng ra để bảo vệ cả nhà, voọc mẹ thì chăm sóc các con nhỏ, chúng sông yêu thương và hòa thuận với nhau.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 3.

Voọc chà vá chân nâu sống thành đàn, mỗi đàn thường có từ 5-7 cá thể và chỉ ăn lá cây. Chúng có năm màu sắc riêng biệt: xám tro, đen, trắng, vàng và nâu đỏ. Các đặc điểm như cẳng tay màu trắng, chân màu nâu đỏ và râu có kích thước bằng bàn chân đều làm cho chúng trở nên độc đáo, đặc sắc trên mặt đất.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 4.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 5.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 6.

Con đực và con cái có bộ lông sặc sỡ bao gồm các sắc thái trắng, vàng, nâu, nâu đỏ, cam, xám và nâu. Lông đen bao phủ đỉnh đầu gần trán, bàn tay và bàn chân màu đen từ vai đến cánh tay, mặt màu vàng, ngực và háng màu cam, phần còn lại của cơ thể màu xám. Con đực có một chùm lông trắng kéo dài ở hai góc nhọn của hình tam giác, con cái thì không.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 7.

Bên cạnh những cá thể voọc chà vá chân nâu, những chú khỉ vàng là loài linh trưởng phổ biến trên bán đảo Sơn Trà. Chúng có tên khoa học là Macaca mulatta, tên tiếng Anh là Rhesus Macaque.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 8.

Đây loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 9.

Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. Khỉ vàng sống theo đàn, mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. Chúng hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 10.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 11.

'Nữ hoàng' linh trưởng quý hiếm ở bán đảo Sơn Trà- Ảnh 12.

Hiện tại, Sơn Trà đang là nơi trú ngụ của hơn 300 cá thể voọc chà vá chân nâu. Loài này được Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) coi là "nữ hoàng" của các loài linh trưởng và được xếp loại là nguy cấp nhóm IIB trong Sách đỏ Việt Nam, nằm trong danh sách các loài sinh vật cần được bảo vệ một cách rõ ràng.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn