Nữ ĐBQH nêu 3 kiến nghị để hỗ trợ hàng triệu lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

07-01-2022 10:39 | Thời sự
google news

SKĐS - ĐBQH Nguyễn Thị Thủy đưa ra 3 kiến nghị nhằm hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 gồm: Tăng gói hỗ trợ tiền thuê nhà trọ; dành khoản kinh phí thỏa đáng để xây nhà cho công nhân; hỗ trợ tiền xét nghiệm, đi lại, tư vấn việc làm.

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe người dân và tăng thu ngân sáchĐề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe người dân và tăng thu ngân sách

SKĐS - Phát biểu thảo luận tại Tổ tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất sáng 6/1/2021, ĐBQH Lê Hoàng Anh nhấn cho rằng, nhiều ĐBQH, cơ quan tổ chức đã có kiến nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cuồn, thuốc lá vừa bảo vệ sức khỏe người dân, vừa tăng thu ngân sách.

Sáng 7/1/2022, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị quyết, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho biết, cuộc suy thoái kinh tế lần này do dịch bệnh COVID-19 gây ra và để lại những hậu quả rất nặng nề, trong đó vấn đề lao động, việc làm chịu tác động lớn.

Theo bà Nguyễn Thị Thủy, vấn đề lao động, việc làm đặt ra 5 vấn đề cụ thể khi dịch COVID-19 bùng phát:

Thứ nhất, về tình trạng mất việc, giảm, giãn việc làm: Qua 4 đợt đã gây ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. Chỉ tính riêng quý 3/2021, cả nước có hơn 28 triệu người lao động phải hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch (hơn 4,7 triệu người bị mất việc làm; hơn 14 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh; hơn 10 triệu người phải giảm, giãn giờ làm việc).

Nữ ĐBQH nêu 3 kiến nghị để hỗ trợ hàng triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ 2, thị trường lao động bị đẩy vào trạng thái cả cung và cầu lao động bị thu hẹp: Đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã khiến cho 1,3 triệu lao động phải dịch chuyển về quê dẫn tới đứt gãy thị trường lao động, thiết hụt lao động tại các tỉnh phía Nam nhất là những nơi tập trung đông khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cho tới nay, một lượng lớn lao động đã về quê nhưng chưa có nhu cầu quay trở lại vì còn e dè với dịch bệnh. Nhiều người chọn phương án lập nghiệp tại quê nhà, nhiều người chọn phương án chờ qua Tết mới đi làm. Trong khi đó nhiều tỉnh có lao động trở về đang phải chịu áp lực rất lớn về giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ ba, dịch bệnh đã xuất hiện những nhóm lao động bị tổn thương: Với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, sự hạn chế đi lại và khả năng làm việc từ xa đã dẫn tới tình trạng cắt giảm một lượng lớn việc làm. Lao động làm công việc giản đơn trở nên yếu thế trong đại dịch, tỷ lệ mất việc của nhóm này cao gần gấp đôi so với các nhóm khác.

Nữ ĐBQH nêu 3 kiến nghị để hỗ trợ hàng triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 - Ảnh 3.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn.

Thứ tư, tính bền vững của quan hệ lao động đang có nguy cơ bị xâm phạm: Do mất việc, nhiều lao động ở khu vực chính thức có xu hướng tìm việc ở khu vực phi chính thức dẫn tới lao động tự do tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Điều này dẫn tới một lượng lớn lao động đang có việc làm nhưng không ổn định, thiếu tính bền vững. Trong đó những chính sách an sinh, bảo hiểm, chế độ ốm đau, thai sản ở khu vực này rất hạn chế. Nhiều quan hệ lao động đã được xây dựng ổn định qua các năm có nguy cơ bị phá vỡ.

Thứ năm, qua đại dịch đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường lao động thời công nghệ: Nhiều người lao động và người sử dụng lao động thực sự có cung cầu về lao động nhưng chưa tìm được nhau.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh, đất nước đang trở lại trạng thái bình thường mới. Để hồi phục và phát triển, một trong những vấn đề quan trọng nhất đó là vấn đề lao động. Vừa qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều quyết sách chưa từng có tiền lệ, có ý nghĩa thiết thực để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp.

Từ những vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Thủy gửi đến Quốc hội 3 kiến nghị, đó là: Tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ và đề nghị áp dụng với cả lao động chính thức và phi chính thức; Dành khoản kinh phí thỏa đáng để xây dựng nhà ở cho công nhân; Dành khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ tiền xét nghiệm, đi lại, hỗ trợ tư vấn việc làm khi người lao động quay trở lại làm việc.

Tình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tếTình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế

SKĐS - Nội dung tình hình dịch COVID-19 dưới đây là số liệu chính thức, mới nhất theo nguồn tin từ Bộ Y tế, cập nhật mỗi buổi tối hàng ngày trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tiêm mũi 3 Covid-19 sau bao lâu sẽ có hiệu quả? | SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn