Tập thể khoa học gia hiện công tác tại Viện Hóa sinh và Tế bào sinh học, môt chi nhánh Viện Khoa học Sinh học trực thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đã xuất bản công trình nghiên cứu của họ trên tạp chí Khoa học Tự nhiên vào ngày 17-3.
Các nhà khoa học cho biết tế bào T đóng một vai trò trọng tâm trong hệ miễn dịch có thể theo dõi và chống khối u. Tuy nhiên, các khối u có thể phản công tế bào T bằng cách sử dụng nhiều loại cơ chế có trong môi trường vi mô của khối u. “Nghiên cứu của chúng tôi tăng cường chức năn của tế bào để tăng cường khả năng của cơ thể chống lại tế bào mang khối u ung thư”, tiến sĩ Xu Chenqi cho biết.
Tập thể các nhà khoa học Thượng Hải, Trung Quốc nhận giải thưởng quốc gia cho công trình nghiên cứu enzyme ACAT1 chống ung thư
“Bởi vì cholesterol rất quan trọng để tế bào T phát hiện và thực hiện chức năng chống khối u, nên chúng tôi bắt đầu nghiên cứu về quá trình chuyển hóa cholestol tế bào và phát hiện ra ức chế enzyme ACAT1 có thể tăng lượng cholestol, do đó thúc đẩy sự phát hiện và tiêu diệt quá trình hình thành của tế bào CD8 T, còn được gọi là sát thủ tế bào T”, ông cho biết thêm.
Phương pháp điều trị thậm chí hiệu quả hơn khi một chất ức chế ACAT1 kết hợp với một loại thuốc điều trị ung thư. “Nghiên cứu này mở ra một lĩnh vực mới về liệu pháp miễn dịch ung thư bằng cách xác định ACAT1 như một mục tiêu định sẵn để thuốc điều trị nhắm đến”, ông Xu Chenqi phân tích.
Tiến sĩ Wang Hongyang, một bác sĩ chuyên khoa ung bướu hiện công tác tại Bệnh viện Gan mật và Phẫu thuật túi mật Đông Thượng Hải cho biết phát hiện là một bước đột phá quan trọng đối với liệu pháp miễn dịch ung thư.
“Nghiên cứu có cơ sở về cơ chế hoạt động của ung thư rất quan trọng đối với công tác phòng ngừa và kiểm soát. Phát hiện ra phương pháp mới có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển các loại thuốc điều trị ung thư”, bà cho biết.