Hội nghị thượng đỉnh lần này nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ “hợp tác hơn” với EU trong việc giải quyết gánh nặng nhập cư. Trước đó, cách đây vài tháng Liên minh châu Âu đã nhất trí thỏa thuận cấp 3 tỷ euro viện trợ cho Thổ Nhĩ Kì, đổi lại nước này sẽ cho người tị nạn lưu trú, phần lớn là người tị nạn Syria nhằm ngăn họ tìm cách đến châu Âu.
Khoản hỗ trợ này gồm 2 tỷ euro sẽ do các quốc gia thành viên đóng góp, số tiền còn lại được trích từ nguồn ngân sách của EU. Theo đó, Đức hỗ trợ cao nhất với 427,5 triệu euro, tiếp đến là Anh 327,6 triệu euro, Pháp 309,2 triệu euro, Italy 224,9 triệu euro.
Tuy nhiên, việc hiện thực hóa thỏa thuận của Thổ Nhĩ Kỳ đến nay được cho là chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, song lý do chủ yếu vẫn là chuyện Thổ Nhĩ Kỳ luôn quan điểm “EU đang dồn phần xương cho Ankara”. Giới chức Thồ Nhĩ Kỳ cũng đã nhiều lần nói rằng tại sao họ phải gánh những phần thiệt hại hơn so với các nước khác? Quan trọng hơn là việc EU “hứa này, hứa nọ” để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập thành viên EU nhưng lại không thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ rời xa EU và tự thu mình lại.
Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành trạm trung chuyển chính của người di cư tìm đường sang châu Âu. Hiện ít nhất 2,5 triệu người Syria đang tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận 5.000 người và hiện còn 50.000-55.000 người đang trên đường vào biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Bài toán khó hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ không đủ sức chặn dòng người di cư. Đây cũng là là sức ép lớn đối với EU. Liên minh châu Âu đang hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ cắt giảm số lượng người di cư đến Hy Lạp bằng đường biển xuống dưới 1.000 một ngày. Về phần mình, EU cho biết họ đã khá chán nản để có được kết quả với EU năm ngoái. "Không có lựa chọn tốt để hợp tác hiệu quả với Thổ Nhĩ Kỳ", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, trước khi đến Ankara để hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm thứ Năm.
Đã 3 tháng kể từ khi Ankara đã đồng ý giúp Brussels giải quyết cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, hơn 2.000 người mỗi ngày vẫn vượt qua Biển Aegean trên những chiếc thuyền và tàu đánh cá từ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi chúng cập bến đến Hy Lạp. Tái định cư ở một nước thứ 2, thứ 3 sẽ giúp người dân Trung Đông-châu Phi trút bỏ gánh nặng chiến tranh. Nhưng ngược lại đối với EU và Đức, quan điểm này không mấy “vui vẻ” gì bỏi làn sóng di cư sẽ ồ ạt đến với phương Tây.
Với những yếu tố trên, có vẻ như hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày mai (7/3) sẽ khó hàn gắn được những mâu thuẫn và sức ép đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê, hơn một triệu người châu Phí-Trung Đông đã tới châu Âu năm ngoái, “Họ muốn chạy trốn chiến tranh và các quốc gia thất bại ở Trung Đông, Bắc Phi và châu Á”.
Hiện, chỉ còn người Đức là vẫn tiếp tục ủng hộ đón tiếp người nhập cư. "Người Đức đã sẵn sàng để thực hiện một di chuyển nếu người Thổ Nhĩ Kỳ mang lại số lượng khách đến dưới một ngàn một ngày", một quan chức EU tham gia vào các cuộc đàm phán nói và yêu cầu giấu tên.
Các liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu cũng đã đồng ý để giúp tuần tra biển Aegean để ngăn chặn những kẻ buôn người. Brussels cam kết sẵn sàng tăng tốc độ để cùng Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết bài toán nhập cư./.