Nồng độ acid uric cao có thể góp phần dẫn tới tiểu đường, bệnh thận mạn tính và bệnh gút ở người trưởng thành. Phơi nhiễm với nồng độ acid uric cao từ trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng tới huyết áp của trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ acid uric ở 449 trẻ ở Seoul, Hàn Quốc và tiến hành 2 kiểm tra theo dõi. Kiểm tra đầu tiên khi trẻ 3 tuổi trong khoảng từ năm 2005 đến 2010.
Kết quả cho thấy, nồng độ acid uric khi 3 tuổi ảnh hưởng tới huyết áp về sau của trẻ. Những trẻ có nồng độ acid uric cao khi 3 tuổi và 5 tuổi có huyết áp tâm thu cao nhất khi 7 tuổi. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, phơi nhiễm với nồng độ acid uric cao có thể thay đổi trong suốt cuộc đời để giảm nguy cơ tăng huyết áp trong tương lai.
Tiến sĩ Hyesook Park thuộc Đại học Ewha Womans ở Hàn Quốc nói: “Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, sức khỏe trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe khi trưởng thành”. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí American Journal of Hypertension.