Sau khi trở thành vận động viên chạy nước rút đầu tiên của Ấn Độ lọt vào trận chung kết tại sự kiện thể thao toàn cầu vào năm 2013, cô gái tuổi 18 thật sự đã trở thành nhà vô địch quốc gia ở các cự ly chạy 100m và 200m, đoạt huy chương đồng Asian Games. Sự phấn khích về tiềm năng của nữ vận động đã khiến cho Tổng giám đốc Ủy ban thể thao Ấn Độ (SAI), ông Jiji Thomson đã mô tả cô là “cú bắn chắc thắng của người đoạt huy chương Olympic” trong tương lai, và vị trí tại trận chung kết của cô trong Commonwealth Games là hoàn toàn nằm trong tầm tay. Tuy nhiên, không đầy 2 tuần trước lễ khai mạc ở Glasgow (Anh), nữ vận động viên “đã thất bại” trong một cuộc kiểm tra giới tính, vụ này không có liên quan gì đến việc sử dụng doping, nhưng nó cũng để lại nỗi hụt hẫng cho cả đội tuyển điền kinh quốc gia.
Giống như nữ vận động viên người Nam Phi- Caster Semenya trong cự ly 800m, người ta khám phá ở cơ thể Chand là cô có lượng hormone testosterone cao hơn mức bình thường, mà nó chỉ phù hợp ở đàn ông. Chẳng mấy chốc cánh phóng viên báo chí đã đến nhà Chand để điều tra thực hư Chand là con trai hay con gái? Giờ đây, sau 3 tháng, gần như trong tình trạng lấp lửng, Chand không thể tham gia tuyển Ấn tại Asian Games 2014, cũng như cô không sẵn lòng điều trị (điều trị nội tiết tố ức chế và đôi khi là phẫu thuật bộ phận sinh dục) theo quy định của Hiệp hội Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF), Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và các cơ quan thể thao hàng đầu khác. Với vẻ mất tinh thần, ngay chính Chand cũng thổn thức: “Tôi là ai đây?”. Thay vì trải qua nhiều năm để đào tạo thành một vận động viên chạy nước rút thì Chand lại đang trở thành một trọng tâm thách thức về các quy tắc giới trong thể thao, một nguyên nhân và cả bằng chứng cho một tranh luận khoa học về Testosterone.
Một lịch sử hoài nghi
Sự quan tâm về những người đàn ông đóng giả phụ nữ để giành chiến thắng trong thể thao đã diễn ra trong một thời gian khi mà phụ nữ được phép cho chơi thể thao. Trường hợp cuối cùng của vấn đề thị phi này là vận động viên nhảy cao người Đức- Dora/Heinrich Ratjen. Anh gần như đoạt huy chương đồng tại Olympic năm 1936. Không may là, Ratjien đã bị cáo buộc là nam giới giả dạng nữ, và IOC bắt đầu một cuộc kiểm tra toàn diện “thanh sát giới tính” vào năm 1968. Ban đầu, người ta yêu cầu các nữ vận động viên lột bỏ đồ lót của họ, nhưng hành vi không hay ho này sau đó đã được thay bằng kiểm tra các mô má để lấy nhiễm sắc thể: phụ nữ là XX, nam giới là XY. Thật không may, Mẹ thiên nhiên không phải rõ như cái áo mà bạn đang mặc, đã có hàng tá những điều kiện khác nhau về giới tính và người ta gộp chung lại là “lưỡng tính”, ngày nay có từ ít miệt thị hơn là “rối loạn phát triển giới tính”.
Vụ việc lùm xùm thứ hai là vận động viên chạy vượt rào người Tây Ban Nha- Maria Jose Martinez-Patino đã phát biểu vào năm 1985 rằng cô là “một người đàn ông XY”, nhưng lời thú nhận của Patio đã bị khước từ với ly do là cô giả vờ bị chấn thương. Sau 3 năm đấu tranh mệt mỏi về giới, cuối cùng Patino cũng được chứng minh là cô mang nhiễm sắc thể Y, vốn là sản phẩm của một hội chứng di truyền hiếm gặp. Cũng có thể Patino đã không nhạy cảm với Testosterone: không liên quan đến máu của cô, nhưng rõ ràng nó không tốt cho nữ vận động viên này. Cũng không rõ chuyện gì đã xảy ra cho 13 phụ nữ “bị thất bại” trong các kiểm tra giới tính tại các kỳ Olympic từ 1972 đến 1984. Có vẻ như thể thao không đủ kiến thức để hiểu về các vấn đề phức tạp, mãi cho đến cuối thập niên 1990, các vấn đề giới tính mới được hoãn, ngoại trừ những gì đó quá gây tò mò.
Hoảng loạn đạo đức
Sau đó thì Semenya làm vỡ òa đấu trường. Nhà vô địch cơ sở vào năm 2008, vận động viên tuổi teen cơ bắp đã mất 7 giây để về đích trong cự ly 800m trong vòng 9 tháng kế tiếp đó, phá vỡ kỷ lục lập ở Nam Phi và thiết lập vị trí đầu bảng thế giới trong sự nghiệp thể thao. Dĩ nhiên IAAF cảm thấy “phải có nghĩa vụ điều tra” nhằm tìm hiểu xem liệu có dùng doping. Vài giờ trước khi bắt đầu chặng đua chung kết 800m tại Giải vô địch điền kinh tế giới 2009, cuộc đua này Semenya đã giành chiến thắng với cách biệt rất lớn, sau đó cũng có ì xèo rò rỉ rằng IAAF cũng yêu cầu kiểm tra giới tính. Giờ đây ở tuổi 23, Semenya đang quay trở lại cuộc đua vào năm 2010 và đoạt huy chương bạc trong các năm 2011 và 2012. Nhưng cô đã không chạy nhanh như cái thuở tuổi 18 của mình.
Ông Bruce Kidd từng lập nên kỳ tích chạy cự ly 10.000m giành chức vô địch Commonwealth Games, và ông đã trải qua nửa thế kỷ để trở thành học giả hàng đầu về giáo dục sức khỏe và thể chất. Cựu vô địch người Canada này phát biểu: “Đã có một dòng chảy dài trong thể thao hiện đại và phải có thứ gì đó sai trái với những phụ nữ mạnh mẽ. Trong vòng 20 năm qua, nó đã trở thành một loại phân biệt chủng tộc”.
Giải pháp Hypersandrogenism
Trường hợp của Semenya đã khiến cho IAAF phải yêu cầu một chuyên gia nhằm xây dựng kế hoạch đối với những người phụ nữ có “androgenic hormones quá mức”, hay còn gọi là Hyperandrogenism. Androgenic hormones có các chất tự nhiên hay tổng hợp nhằm kiểm soát sự phát triển của các đặc tính nam giới – từ việc hình thành tinh hoàn, chứng hói đầu – được biết đến dưới cái tên là Testosterone. Với sự bất đồng về quang phổ bình thường về mức độ của Testosterone ở nam và nữ giới, nhưng hết thảy đều nhất trí rằng có một khoảng cách đã nổi lên giữa hai giới trong suốt tuổi dậy thì. Vào tháng 4/2011, các quy luật mới đã có hiệu lực. Từ thời khắc này trở đi, một cuộc điều tra bí mật sẽ có thể thực thi với bất kỳ vận động viên nào với “lý do chính đáng”. Qúa trình này sẽ được xử lý bởi các chuyên gia, và một “chiến lược điều trị hiệu quả” sẽ được cung cấp cho bất kỳ vận động viên nào nếu phát hiện có nồng độ androgen cao bất thường. Một phần của cuộc điều tra sẽ là tìm hiểu xem liệu vận động viên có được hưởng lợi từ testosterone hay không.
Sự thần thánh Testosterone
Ông Peter Sonksen là giáo sư về Endocrinology (khoa nghiên cứu về hormone) tại Bệnh viện St Thomas (London, Anh), nghiên cứu của GS Sonksen đã khiến cho IOC phát triển nên một cuộc kiểm tra chống sử dụng doping cho Hormone phát triển con người (HGH). GS Sonksen nói: “Quy luật mới là không công bằng, gộp chung và không khoa học. Rõ ràng đây là một sự phân biệt đối xử”.
Nghiên cứu về HGH của GS Sonksen đã chỉ ra rằng 16% vận động viên nam có lượng Testosterone dự định thấp hơn, trong khi đó 13% ở vận động viên nữ lại có lượng Testosterone cao hơn “với sự chồng chéo lên nhau giữa hai giới”. Nói cách khác, khoảng cách tồn tại Testosterone giữa nam và nữ là không tồn tại trong số các vận động viên ưu tú. Những nhà vận động lập luận rằng, nam giới có chiều cao tốt hơn, khối lượng cơ thể gọn gàng hơn, hông hẹp hơn và lượng ô xy mang các tế bào hồng cầu tốt hơn và vì thế có lượng testosterone phù hợp hơn. Cũng có ý kiến giận dữ về sự lạm dụng dữ liệu của HGH. Họ cho rằng có rất ít hoài nghi về tác động của Testosterone, họ thừa nhận nó là một phần của hỗn hợp chứ không phải là một thành phần duy nhất.
Ông David Epstein là một nhà văn từng đoạt giải thưởng cho tạp chí Sports Illustrated (Mỹ), nhưng ông còn nổi tiếng như là tác giả của quyển sách “Di truyền thể thao”. Cuốn sách này liệt kê chi tiết về những khác biệt hình thể giữa nam và nữ bao gồm Testosterone, giải thích tại sao thể thao Unisex là yếu tố không mấy thiện cảm lắm đối với các mục đích theo đuổi thể thao. Epstein giải thích nam vận động viên thường chạy nhanh hơn nữ tới 11%, nhảy và ném cũng có sự khác biệt. Epstein giải thích: Vì nhiều lý do, chúng tôi quyết định rằng có một lớp vận động viên không phải là đàn ông. Nhưng giới tính sinh học không phải là nhị phân. Vì lẽ đó, dòng nằm giữa nam và nữ sẽ là một sự hành xử tùy ý”.
Thời điểm này, Epstein nhất trí với các chuyên gia IAAF rằng testosterone có lẽ là “dòng tốt nhất mà chúng ta có thể rút ra”. Joanna Harper là một nhà vật lý y tế tại Oregon, từng vô địch cuộc thi marathon với thành tích 2 giờ 23 phút khi là “một thanh niên trẻ”, còn giờ đây con người vô địch đó là một “lão bà”. Là nạn nhân của một sự thay đổi giới tính vào năm 2004, bà Harper đã trải qua phẫu thuật để giảm nồng độ testosterone trong cơ thể. Bà Harper bông đùa: “Thể thao nữ là một sự kiện khuyết tật testosterone. Nhưng bạn không thể có nữ quyền mà không có thể thao cho phụ nữ, bạn sẽ nằm trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà không có giải pháp nào là hoàn hảo”.
Thể thao luôn bất công
Một báo cáo hồi năm 2013 đã tiết lộ rằng có 4 nữ vận động viên đến từ “các quốc gia đang phát triển” đã thật sự đến Pháp để trị liệu hormone và phẫu thuật sinh dục toàn diện. Nhưng liệu các vận động viên nam nằm trong tình trạng đó có được giám sát giống nhau không? Thông tin chi tiết về trường hợp của Chand vẫn chưa được công bố hay rò rỉ, nhưng người ta tin rằng cô đã được cung cấp liệu pháp hormone và phẫu thuật “nữ tính hóa”. Và cuộc sống của Chand đã bị đảo lộn. Rõ ràng những môn thể thao ưu tú luôn đi kèm với sự bất công. Và cũng không có câu trả lời dễ dàng ở đây. Bà Joanna Harper nhấn mạnh: “Một sân chơi bình đẳng thì khó mà đạt tới, nhưng nó cũng là cái đích ngắm mà người ta luôn muốn phấn đấu”.
Nguyễn Thanh Hải (BBC NEWS – /2014)