Gà là mặt hàng không thể thiếu trong ngày Tết. Chọn mua loại gà nào để không phải ăn gà thải loại, gà nhiễm kháng sinh là câu hỏi thường trực đối với nhiều người tiêu dùng. Hiện nay, nhiều tiểu thương nhắm mắt vì lợi nhuận thu được từ việc trộn gà thải loại Trung Quốc gắn mác gà ta, đặc biệt là trong dịp Tết sẽ rất khó để kiểm soát việc kinh doanh này nếu công tác quản lý không được thắt chặt.
Gà đã mổ rất khó phân biệt
![]() Gà được mổ sẵn, không có dấu kiểm dịch rất khó phân biệt là gà ta hay gà thải loại. |
Theo khảo sát của phóng viên tại một số chợ chuyên kinh doanh mặt hàng gia cầm cho thấy, mức tiêu thụ và giá cả của loại hàng này, đặc biệt là thịt gà được tiêu thụ rất mạnh. Theo lời chị Phương, chuyên kinh doanh mặt hàng gà tại chợ Xanh (Định Công), giá gà trong thời điểm cận Tết này tăng tới 70-80% so với ngày thường. Đặc biệt là gà ta, mức giá dao động từ 140-170 nghìn đồng/kg (đã mổ sẵn). Tại chợ gia cầm Hà Vĩ (xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội), gà công nghiệp rẻ nhất chỉ dao động khoảng 20-25 nghìn đồng/kg. Gà mía Bắc Giang có giá 65 nghìn đồng/kg. Gà mía Trung Quốc có giá 45-50 nghìn đồng/kg. Một tiểu thương ở chợ Hà Vĩ tư vấn: “Nếu lấy hàng bán cơm suất thì chọn gà mía Trung Quốc là chuẩn nhất. Ăn như gà ta xịn, chẳng ai phàn nàn gì đâu”. Theo tiểu thương này thì gà Trung Quốc gọi là gà thải bởi loại gà này là gà đẻ trứng đã "hết đát”, được thải ra từ những trang trại chăn nuôi bên Trung Quốc. Được biết, gà Trung Quốc hàng thải vào cuối ngày giá chỉ có 38 nghìn đồng/kg. Điều đáng nói là khi nhập gà về các chợ để tiêu thụ, nếu những loại gà thải loại Trung Quốc được người bán hàng mổ và bày bán sẵn thì người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là gà ta, đâu là gà thải loại. Lý giải điều này, một người kinh
![]() Gà thải loại Trung Quốc tồn dư lượng kháng sinh rất lớn. |
Trong tình hình đó, Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố đã chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, chỉ thống kê riêng ở Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 48.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó loại hình dịch vụ ăn uống đường phố chiếm đến hơn một nửa. Ở các cơ sở này, tỷ lệ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cũng mới chỉ đạt khoảng hơn 60%. Vì vậy, không chỉ ở Hà Nội mà xét trên cả nước, việc thực thi Thông tư 30 được tiên lượng sẽ gặp không ít khó khăn. Dù vậy, việc ban hành quy định này là cần thiết, tuy khó có thể đem lại hiệu quả như mong muốn ngay lập tức được nhưng dần dần sẽ đưa công tác đảm bảo ATTP đi vào nề nếp. |
Tuệ Minh