Nóng bỏng buôn lậu xăng dầu trên tuyến biên giới

19-05-2008 17:41 | Thời sự
google news

Do chênh lệch lớn về giá xăng dầu giữa Việt Nam và Campuchia từ 4.000 đồng đến 4.500 đồng/lít (xăng A92), hoạt động buôn lậu xăng dầu trên tuyến biên giới Tây Ninh hiện đang diễn biến hết sức phức tạp.

Điều tra của Lê Hoảnh

* Hàng trăm người túc trực để "ăn hàng".

* Sẵn sàng châm lửa khi gặp lực lượng chống buôn lậu.

 Buôn lậu xăng dầu bất kể ngày đêm.
Do chênh lệch lớn về giá xăng dầu giữa Việt Nam và Campuchia từ 4.000 đồng đến 4.500 đồng/lít (xăng A92), hoạt động buôn lậu xăng dầu trên tuyến biên giới Tây Ninh hiện đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo nguồn tin riêng của Sức khỏe & Đời sống, hoạt động buôn lậu xăng dầu công khai bất kể ngày đêm trên tuyến biên giới từ cửa khẩu Xa Mát huyện Tân Biên đến cửa khẩu Chàng Riệc, huyện Tân Châu.

Ông Võ Thanh Phong- Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường (QLTT) Tây Ninh cho biết: Diễn biến "nóng" nhất hiện nay về xuất lậu xăng dầu là tại hai khu vực cửa khẩu Xa Mát, thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên và Ngã ba xe cháy thuộc xã Tân Hà, huyện Tân Châu. Tại hai địa điểm này thường xuyên xuất hiện một đội quân "cửu vạn" có từ vài chục đến trên 100 người luôn túc trực xung quanh các cây xăng để "ăn hàng", sau đó chuyển lậu qua biên giới bằng các tuyến đường mòn, đường tiểu ngạch. Mỗi chuyến vận chuyển bằng xe mô tô từ 6 đến 10 can nhựa, mỗi can chứa từ 20 đến 30 lít. Theo ông Phong, trước đây buôn lậu còn lén lút vận chuyển

Cửa hàng xăng dầu vùng biên giới chỉ được bán tối đa 150.000 lít/tháng

Ngày 15/5/2008, Sở Công thương tỉnh Tây Ninh đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu trực thuộc doanh nghiệp đầu mối, các tổng đại lý kinh doanh xăng dầu chỉ cung ứng xăng dầu theo định mức tối đa là 150.000 lít/tháng/cửa hàng tại các xã biên giới.
Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tây Ninh Nguyễn Hồng Khanh cho biết đây là biện pháp cần thiết để hạn chế tình trạng buôn lậu xăng đang diễn ra ồ ạt trên tuyến biên giới Tây Ninh. Hiện tượng một số cây xăng trên tuyến biên giới hiện nay xuất bán từ 400.000-500.000 lít/tháng là bất bình thường, không hợp lý so với nhu cầu tiêu thụ thực tế trên địa bàn biên giới.
Theo văn bản trên, tất cả mọi hoạt động cung ứng, xuất bán xăng dầu cho 38 cửa hàng trên 240km đường biên giới giữa Tây Ninh và Campuchia phải có hóa đơn, chứng từ đúng quy định. Trường hợp các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới có nhu cầu tiêu thụ trên 150.000 lít/tháng phải được Sở Công thương và các cơ quan chức năng thẩm định trên cơ sở xác định thực tế số lượng xăng dầu tiêu thụ hàng tháng.
vào ban đêm hoặc thứ bảy, chủ nhật, nhưng hiện nay hoạt động này rất công khai bất kể ngày đêm, không có quy luật, có người dò đường, thông tin bằng ĐTDĐ. Còn các cửa hàng xăng dầu lại dùng chiêu "lách quy định" bằng cách che chắn phía trước mặt tiền và đóng xăng vào xô nhựa thay vì can nhựa cho lái buôn như trước đây, sau đó đưa hàng ra mặt hậu giao cho khách hàng, khi bị truy đuổi đội quân "cửu vạn" sẵn sàng đổ xăng xuống đất để phi tang, thậm chí còn dọa sẽ châm lửa khi lực lượng chống buôn lậu lại gần. Theo ước tính của một cán bộ quản lý về xăng dầu, hiện nay trên tuyến biên giới Tây Ninh có 38 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó có nhiều cây xăng thuộc"điểm nóng" đã xuất bán bình quân 15.000 lít/ngày. So với nhu cầu sử dụng của dân cư tại chỗ thì hơn 2/3 lượng xăng dầu kể trên đã "chảy" qua biên giới.
 
Lý giải về tình trạng buôn lậu xăng dầu hoành hành ngày càng gia tăng trên tuyến biên giới, nhưng công tác ngăn chặn không đạt hiệu quả, lãnh đạo Chi cục QLTT Tây Ninh cho rằng: Tuy ngành chức năng của tỉnh rất tích cực, nhưng lực lượng lại quá mỏng, trong khi chính quyền địa phương huyện, xã và lực lượng chốt giữ biên giới lại lơ là, có hiện tượng "xả cảng" nên công tác chống xuất lậu xăng dầu qua biên giới còn hạn chế, kém hiệu quả. Theo đánh giá của ngành chức năng, qua hơn 4 tháng đầu năm 2008, các lực lượng trên tuyến biên giới của tỉnh đã bắt giữ hơn 55.000 lít xăng dầu xuất lậu qua biên giới, nhưng chỉ chiếm trên dưới 10% so với số lượng xăng dầu đã vận chuyển qua biên giới.

Ý kiến của bạn