Theo đó, Bộ Y tế giao 37 Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 được phát hiện khi đến khám bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị tại Bệnh viện.
Hỗ trợ điều trị người bệnh COVID-19 cho địa phương khi có đề nghị, bảo đảm phù hợp với khả năng tiếp nhận và năng lực chuyên môn của Bệnh viện.
Danh sách cụ thể 37 bệnh viện, viện trực thuộc Bộ tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19
1. Bệnh viện Bạch Mai
2. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
3. Bệnh viện Trung ương Huế
4. Bệnh viện Chợ Rẫy
5. Bệnh viện E
6. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
7. Bệnh viện Hữu Nghị
8. Bệnh viện C Đà Nẵng
9. Bệnh viện Thống Nhất
10. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam
11. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
12. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
13. Bệnh viện Nhi Trung ương
14. Bệnh viện K
15. Bệnh viện Lão Khoa Trung ương
16. Bệnh viện Mắt Trung ương
17. Bệnh viện Da liễu Trung ương
18. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
19. Bệnh viện Phổi Trung ương
20. Bệnh viện Phụ sản Trung ương
21. Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương Hà Nội
22. Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
23. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
24. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
25. Bệnh viện YHCT Trung ương
26. Bệnh viện Châm cứu Trung ương
27. Bệnh viện 74 Trung ương
28. Bệnh viện Phong-Da liễu Quỳnh Lập
29. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới
30. Bệnh viện 71 Trung ương
31. Bệnh viện Điều dưỡng PHCN Trung ương
32. Bệnh viện Phong-Da liễu Quy Hòa
33. Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh
34. Viện Huyết học - Truyền máu TW
35. Viện Y học Biển
36. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
37. Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về công tác phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì sáng ngày 27/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết , đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước.
Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Tuy vậy, số mắc mới vẫn tiếp tục ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước với khoảng 15.000 ca mỗi ngày.
So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1%, số tử vong giảm 13,8%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 7,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 13,9%.
So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 21,2%, số ca tử vong giảm 7,5%, số ca khỏi bệnh tăng 6,2%, nguy kịch giảm 11,6%. So sánh giữa tháng 01/2022 và tháng 12/2021, số ca tử vong/100.000 dân của tháng 01/2022 ghi nhận là 5 ca (giảm 2 ca so với tháng trước).
Việt Nam đã ghi nhận 166 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có 06 trường hợp phát hiện trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (5), Hà Nội (1) và 160 trường hợp nhập cảnh từ 22 quốc gia trên 49 chuyến bay và qua 01 cửa khẩu đường bộ (Mộc Bài - Tây Ninh). Các hành khách đi cùng đã được cách ly, theo dõi, quản lý ngay khi nhập cảnh, sức khỏe ổn định.
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến chủng Omicron và thậm chí có thể sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron, trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện, tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người già, người có bệnh nền).