“Nôn nóng” tìm giải pháp trị biếng ăn cho con và hậu quả!

26-10-2016 07:47 | Đời sống
google news

SKĐS - Là cha là mẹ, ai mà đành lòng nhìn thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng nhiều khi vì nôn nóng mà không ít phụ huynh lựa chọn những sản phẩm tăng cân “siêu tốc”, đâu ngờ rằng “lợi bất cấp hại”.

Thuốc tăng cân “siêu tốc” – tiền mất, tật mang!

Bé Út nhà chị Trần T. Bích V (đường Cách Mạng tháng 8, P.13, Q.10 thành phố Hồ Chí Minh) gầy ốm do nhác ăn từ nhỏ. Tới 2 tuổi mà bé mới được 9kg, cao 80 cm. Mỗi ngày đi làm là mỗi ngày tìm kiếm thông tin trên mạng, hỏi kinh nghiệm của người nọ, người kia về chăm con. Chị chia sẻ: Chị cho con uống nhiều loại lắm rồi, nghe ai mách là chị đều cho con dùng thử. Có mấy chị bạn ở cùng công ty mách chị nên cho con uống Siro Ăn Ngon Ích Nhi, sản phẩm được tư vấn, chuyển giao bởi Viện dinh dưỡng Quốc Gia chị cũng mua về dùng thử, nhưng với tâm lý nóng vội, chị cho con uống hết 1 lọ và chưa thấy con tăng cân là chị lại bỏ luôn. Một lần đi công tác, chị được bạn bè giới thiệu một ông thầy lang ở  Đắc lắk. Chị cất công cho con đến khám tận nơi. Sau đó ông lang bán cho chị 8 lọ thuốc bột nói là một số loại Dược liệu quý, uống trong 2 tháng. Ông cam kết chỉ sau 2 tuần sẽ thấy tác dụng, nhưng mẹ nên cho uống hết 2 tháng con sẽ mập hơn. Chị vui vì sau khoảng 1 tuần bé Út đã  khi uống vài ngày cháu đói bụng liên tục, thèm ăn, tăng cân. Dùng khoảng một tháng thấy cháu tiếp tục tăng cân, nhưng mặt của cháu lại “phúng phính” quá. Chị tìm hiểu thông tin thì trên mạng cảnh báo nhiều trường hợp tăng cân do giữ nước.  Cảm thấy không yên tâm, gia đình chị Vân đến hỏi ý kiến bác sĩ ở TP HCM và đưa các loại thuốc trên đi kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm là hộp thuốc đó có chứa corticoid. Chị thở dài nhận ra thật sự “dục tốc bất đạt”.

Một trường hợp khác là anh T ở khu phố 1, Tân Vạn, Biên Hòa, Đồng Nai ra hiệu thuốc tìm mua thuốc tăng cân cho con trai. Bé nhà anh không nhác ăn, nhưng không hiểu sao ăn mãi mà không lớn, cân nặng 1 năm trời vẫn dậm chân tại chỗ. Ở hiệu thuốc, vừa nghe anh kể tình trạng của con, cô bán thuốc đã đon đả giới thiệu một loại thuốc của Malaysia, uống đảm bảo tăng cân nhanh. Trên hộp thuốc chi chít chữ Trung Quốc, không hiểu gì, anh hỏi lại thành phần thì cô bán thuốc nói thuốc làm từ sâm nhung, trùng thảo, uống vào ăn ngon, ngủ tốt ngay, thuốc này người già, trẻ con đều dùng được. Anh mua về cho con uống, quả nhiên, con anh ăn nhiều và ngủ sâu hơn thật, có một tuần mà má phính ra. Bình thường bé nhà anh một tô hủ tiếu ăn còn bỏ thừa, vậy mà sau khi uống thuốc, ăn đến 2 tô miệng vẫn còn muốn ăn tiếp. Nhưng dấu hiệu khác thường là bé con ngủ li bì hơn, ban ngày đi học cô giáo nói cũng buồn ngủ, bé ít chạy nhảy hơn mặc dù tăng cân. Đem thắc mắc hỏi BS chuyên môn anh như chết lặng khi được biết trong thuốc này có chứa chất gây trữ nước, tụ mỡ và kích thích ăn ngủ.

Quả thật thuốc tăng cân “siêu tốc” có muôn hình vạn trạng, không phải ai cũng có đủ trình độ để nhận ra.  Cũng trăn trở vấn đề biếng ăn của con, ai mách gì nghe nấy, chị Uyển, thôn Ywang, Eatam, Buôn Mê Thuột, Dak lak từng đặt mua cốm giúp ăn ngon theo lời quảng cáo. Loại cốm kể trên có rất nhiều thành phần, từ men vi sinh tới vitamin, thấy nhiều mẹ khen, lại thêm lời quảng cáo chắc như đinh đóng cột “không ăn ngủ ngon, hoàn lại tiền 100%” chị quyết tâm đặt mua, dù địa chỉ bán ở tận Cần Thơ. Cu nhà chị uống chưa hết một hộp đã ăn tốt, ngủ nhiều hơn. Nhìn con cả ngày đòi ăn, ăn như không biết no, cả nhà chị mừng rơi nước mắt, có lẽ cuộc chiến cho con ăn đã dừng lại. Thế nhưng, dừng thuốc một tháng, bé còn nhác ăn hơn trước. Đem hộp cốm đi hỏi cô em họ là dược sĩ thì nó chỉ ra, trong rất nhiều thành phần của hộp cốm có cyproheptadin – một loại thuốc đem lại rất nhiều tác dụng phụ cho trẻ nếu dùng lâu dài.

Giải pháp giúp trẻ tăng cân và ăn ngon hơn - Chuyên gia nói gì?

Tìm đến trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi được biết, những trường hợp như chị Uyển, anh Toàn và chị Vân không phải là ít. Đa số thuốc tăng cân đều núp bóng dưới dạng thuốc đông y không được cấp phép (thuốc có công thức gồm các dược thảo) hoặc một công thức rất “hổ lốn” các loại men tiêu hóa, men vi sinh và một số thành phần tân dược. Nhưng khi bào chế, các nhà sản xuất đã cho thêm các loại tân dược như corticoid, cyroheptadine... để đẩy nhanh tác dụng, đánh trúng vào tâm lý nôn nóng muốn tăng cân nhanh của các mẹ. Chính điều này đã gây nguy hại khôn lường tới sức khỏe người sử dụng.

Thật vậy, nếu dùng lâu dài corticoid như người bệnh sẽ có biểu hiện phù cushing (phù với khuôn mặt tròn như mặt trăng), loét dạ dày, loãng xương, lao phổi... Còn Cyproheptadin, bản chất là  thuốc kháng histamin trị dị ứng. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây cơn co giật - gọi là tác dụng phụ thần kinh ngoại tháp.

Ngoài ra, một số nhóm thuốc cũng có tác dụng tăng cân như nhóm các dẫn chất tổng hợp tương tự hormon sinh dục nam testosteron, điển hình là nandrolon phenylpropionat. Bổ sung không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây rối loạn hormon trong cơ thể trẻ.

Với những nguy cơ kể trên, cha mẹ cần hết sức tỉnh táo, xem xét kỹ thành phần, tác dụng phụ của từng thành phần khi lựa chọn sản phẩm trị biếng ăn cho con.

Trò chuyện với các chuyên gia Dinh dưỡng thuộc Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, các Bác sỹ đều nhấn mạnh, trẻ có biểu hiện biếng ăn, chậm phát triển thể chất phần nhiều do thiếu hụt vi chất, đặc biệt là Kẽm. Việc bổ xung vi chất cần có khoảng thời gian tối thiểu 1-2 tháng giúp trẻ hấp thu, từ đó cải thiện cảm giác thèm ăn tự nhiên, tăng hấp thu, tăng cân ở trẻ. Một số sản phẩm quảng cáo công dụng ăn ngon với hiệu quả nhanh cần phải nghiên cứu kỹ thành phần trước khi cho con sử dụng.

Hiện nay các chuyên gia khuyến cáo các phụ huynh nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu và năng lượng thiếu hụt để giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Phương pháp này tác dụng chậm hơn nhưng có hiệu quả bền vững, an toàn.  Trẻ không chỉ ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn mà còn phát triển cân đối chiều cao – thể chất – trí tuệ, không rơi vào tình trạng béo phì (với nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu khi còn trẻ).

Một số vi chất dinh dưỡng hiện nay đang được khuyến cáo sử dụng là kẽm, selen, lysin, taurin…Các điều tra của viện dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ em Việt thiếu kẽm đang ở mức độ cao, lên tới 80%. Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thanh Danh – giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh và BS Tạ Thị Anh Hoa (nghiên cứu được đăng trên tạp chí dinh dưỡng & thực phẩm – số 2 tháng 11 năm 2003) việc bổ sung kẽm có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng qua tác động điều trị sớm tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng (TTNL) ở trẻ em và các rối loạn có hại đi kèm, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ em. Đồng thời, kẽm là một trong 04 vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm theo nghị định số 09/NĐ- CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm vừa được Chính phủ ban hành.

Bên cạnh đó việc bổ sung acid amin là hết sức cần thiết, đặc biệt là lysin và taurin. Ngoài việc giúp hình thành và phát triển hệ thần kinh, lysin còn có tác dụng tăng cường hấp thu, giảm thải trừ Canxi, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Còn taurin là thành phần quan trọng  của acid mật, giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất béo cho cơ thể.

PV


Ý kiến của bạn