Nói thêm vài phương pháp phòng ngừa viêm phổi Vũ Hán

16-02-2020 07:05 | Đời sống
google news

SKĐS - Viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát và diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh và số ca tử vong ngày càng tăng lên, tính đến nay con số đáng sợ đó vẫn chưa dừng lại...!

Tuy nhiên, đây là căn bệnh “có thể phòng ngừa – có thể điều trị”. một vài cách phòng ngừa xin nói thêm, nhằm góp phần giúp mỗi người giảm sự hoảng sợ và lo lắng...

Những phương pháp cơ bản

1. Đảm bảo không khí môi trường sinh hoạt, làm việc được thông thoáng.

2. Có thể tiến hành tiêu độc đối với không khí trong nhà.

3. Hạn chế đến nơi công cộng đông đúc.

4. Tiếp xúc với người bệnh cần chú ý phòng vệ cá nhân.

5. Khi mắc bệnh cần chữa trị kịp thời.

6. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, bồi dưỡng thói quen sống lành mạnh; hắt hơi, ho khạc và sau khi làm sạch mũi phải rửa tay, dùng khăn lông và khăn giấy sạch lau sau khi rửa tay, không dùng khăn chung.

7. Tùy thời tiết thay đổi, chú ý phòng lạnh giữ ấm.

8. Nghỉ ngơi đầy đủ; giảm nhẹ stress, nâng cao sức đề kháng bản thân.

9. Siêng quét dọn vệ sinh, siêng phơi quần áo và mùng mền...

10. Thường xuyên hoạt động ngoài trời, hít thở không khí trong lành, tăng cường thể chất.

11. Đối với gia đình có người mắc bệnh, cần tiến hành xét nghiệm, cũng như tiến hành tiêu độc do cơ quan kiểm soát dịch bệnh địa phương thực hiện.

12. Tại nơi xảy ra nhiều ca mắc bệnh cần tăng cường tuyên truyền, tiến hành xét nghiệm xung quanh người bệnh, tránh đến nơi không khí không thông thoáng, giảm tụ tập, hội họp.

13. Đảm bảo máy điều hòa tính năng tốt, thường xuyên tẩy rửa lưới lọc, đảm bảo hệ thống điều hòa trung tâm của chợ, siêu thị, nhà hát, hội trường thông gió an toàn, tiến hành tiêu độc thiết bị điều hòa khi cần thiết.

14. Phụ huynh phải giáo dục con em lưu ý phòng vệ.

15. Khi xuất hiện triệu chứng đưa ngay đến cơ sở y tế.

Nói thêm vài phương pháp phòng ngừa viêm phổi Vũ HánHắt hơi, ho khạc và sau khi vệ sinh mũi phải rửa tay

Phương pháp phòng ngừa cho nhóm có nguy cơ

Trẻ em:

Đảm bảo không khí trong nhà thông thoáng, mở cửa sổ thông gió, cho trẻ mặc áo nhiều sẽ tốt hơn là đóng cửa sổ.

Hạn chế đưa trẻ đến nơi công cộng đông người, như chợ, siêu thị, nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Tăng cường huấn luyện chịu lạnh và tập luyện thể chất cho trẻ, tốt nhất cho trẻ từ nhỏ có thói quen rửa mặt rửa tay bằng nước lạnh để tăng sức đề kháng chống lại các virus gây bệnh.

Đảm bảo bữa ăn hợp lý đủ chất béo; chất đạm và vitamin, vừa phòng ngừa suy dinh dưỡng và quá thừa dinh dưỡng, quan trọng hơn là nâng cao sức miễn dịch cùng sức đề kháng cho trẻ.

Giáo dục trẻ có thói quen tốt rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện; tránh những thói quen xấu dùng tay dụi mắt; móc lỗ mũi và miệng.

Siêng phơi mùng mền; thay quần áo cho trẻ, cần lưu ý thường xuyên rửa sạch đồ chơi cho trẻ.

Người nhà mắc bệnh cảm cúm tránh tiếp xúc với trẻ (như ôm hôn; ẵm bồng trẻ...).

Một khi phát hiện trẻ mắc bệnh đường hô hấp phải cho trẻ dùng thuốc, sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi cần thiết.

Người già

Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt, hắt hơi; ho khạc và sau khi vệ sinh mũi phải rửa tay.

Đảm bảo không khí trong nhà thông thoáng, tránh đến nơi đông người và nhiều khói đặc.

Không dùng chung khăn.

Chú ý ăn uống cân bằng; tiến hành vận động đúng giờ; nghỉ ngơi đầy đủ; giảm stress và tránh hút thuốc lá, nhằm tăng cường sức đề kháng.

Người bệnh đường hô hấp

Người bệnh khi bất ổn, gặp bác sĩ điều trị.

Người bệnh tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, bao gồm uống thuốc đúng theo toa và nghỉ ngơi đầy đủ.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt.

Đảm bảo không khí trong nhà thông thoáng.

Người bệnh mang khẩu trang, giảm nguy cơ lây nhiễm cho người chăm sóc.

Người chăm sóc mang khẩu trang, giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp.

Người làm việc nơi công cộng

Đảm bảo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, khi hắt hơi hoặc ho khạc phải che mũi.

Hắt hơi; ho khạc và sau khi làm sạch mũi phải rửa tay.

Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng; nếu cần sờ, trước tiên rửa tay.

Có triệu chứng lây nhiễm đường hô hấp, cố gắng sớm gặp bác sĩ và xin nghỉ phép.

Đảm bảo thiết bị môi trường có nhiều không khí sạch lưu thông.

Nếu có thiết bị sử dụng hệ thống điều hòa, đảm bảo có đủ không khí sạch đầu vào và đảm bảo hệ thống có vệ sinh, duy tu bảo dưỡng.

Đảm bảo thiết bị dội cầu hoạt động tốt.

Trong nhà vệ sinh phải có xà phòng và khăn giấy hoặc máy sấy khô tay.

Thiết bị gia đình (bao gồm nội thất; điện thoại bàn và thiết bị nhà vệ sinh) tẩy rửa định kỳ hoặc lau chùi (mỗi ngày tối thiểu 1 lần), sử dụng nước tẩy pha loãng, sau đó chùi sạch và lau khô.

Khi thiết bị dính chất nôn ói, lập tức dùng nước tẩy pha loãng để tẩy rửa, sau đó làm sạch và lau khô.

Nói thêm vài phương pháp phòng ngừa viêm phổi Vũ HánTăng cường sức đề kháng để phòng bệnh. Ảnh: minh họa

Phương pháp phòng ngừa tại trường học và nhà trẻ - mầm non

Tăng cường giáo dục tuyên truyền. Có thể tận dụng nhiều hình thức như báo tường; phát thanh; tiết học vệ sinh... tiến hành giáo dục tuyên truyền tri thức phòng ngừa bệnh lây truyền đường hô hấp, cho học sinh nắm bắt tri thức dự phòng nhiều bệnh bùng phát mùa đông xuân, hiểu rõ bệnh viêm phổi có thể phòng ngừa - có thể chữa trị, loại bỏ tâm lý căng thẳng và hoảng sợ không cần thiết; cần chú ý siêng rửa tay, làm tốt vệ sinh cá nhân, bồi dưỡng thói quen vệ sinh tốt, tăng cường dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, phòng ngừa căng thẳng quá mức và mỏi mệt, cũng như chú ý ngừa lạnh giữ ấm.

Nghiêm túc làm tốt vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học. Tăng cường thông gió phòng học; phòng nghỉ trưa và sân bãi, đảm bảo không khí lớp học trong lành. Cố gắng không dùng máy điều hòa, nếu phải sử dụng thiết bị điều hòa, tất phải thông gió định kỳ.

Xây dựng chế độ thăm khám buổi sáng. Khi có cơn dịch bùng phát, hàng ngày tiến hành thăm khám buổi sáng, kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe học sinh; khi phát hiện học sinh; giáo viên, viên chức có triệu chứng phát sốt, đau đầu, ho khạc, phải kịp thời đưa đến bệnh viện kiểm tra điều trị.

Học sinh, giáo viên, viên chức qua chẩn đoán của bệnh viện là viêm phổi hoặc nghi viêm phổi, tiến hành điều trị cách ly đúng theo quy định.

Đối với người có tiếp xúc mật thiết với người bệnh (bạn cùng lớp, cùng ký túc xá...) cần tăng cường giám sát, nếu có triệu chứng nghi ngờ (phát sốt, đau đầu, ho khạc), kịp thời đưa đến bệnh viện kiểm tra điều trị. Tại trường có ký túc xá, những viên chức ở chung với người bệnh phải cách ly, theo dõi quan sát 2 tuần, thời gian quan sát không được tham gia hoạt động đoàn thể; nơi cách ly là chỗ biệt lập, phòng ốc hoặc khu vực thông gió tốt.

Học sinh, giáo viên, viên chức có thành viên gia đình bị viêm phổi, nếu có tiếp xúc thân mật với người bệnh, cần cách ly hai tuần theo dõi quan sát những triệu chứng đường hô hấp như phát sốt; ho khạc...  có xuất hiện hay không, sau đó mới trở về trường học và làm việc.

Đối với học sinh; giáo viên, viên chức vắng mặt phải tiến hành điều tra, nếu như bệnh viện chẩn đoán xác định hoặc nghi bị viêm phổi, cần kịp thời báo cáo với trung tâm y tế dự phòng địa phương và phòng giáo dục.

Với trường học đã xuất hiện người mắc bệnh viêm phổi, cần tiến hành tiêu độc các phòng ốc mà người bệnh từng lưu trú, dưới sự hướng dẫn của cơ quan y tế dự phòng và nhân viên chuyên môn tiêu độc kịp thời.

Đồng thời, đối với vật dụng và đồ chơi trẻ em tẩy rửa sạch sẽ; cho trẻ nhỏ và học sinh đảm bảo đôi tay sạch sẽ, cũng như biết rửa tay đúng cách. Khi hắt hơi hoặc ho khạc phải che mũi, miệng. Hai tay sau khi bị chất bài tiết làm bẩn (chẳng hạn sau khi hắt xì) phải rửa tay. Thường dùng xà phòng rửa tay, sau đó dùng khăn giấy lau khô. Không nên dùng chung khăn.


DS. BÀNG CẨM
Ý kiến của bạn