Theo BS CK2 Lê Phước Tân, trưởng khoa Bỏng Chỉnh Hình bệnh viên Nhi đồng 2 cho biết, vừa qua bệnh viện có tiếp nhận bé nam 12 tuổi nhà ở Phú Nhuận, khoảng 3 tháng trước bé chơi bóng rổ bị té gây đau gối phải, người nhà tự mua thuốc giảm đau uống 1 tuần có giảm nhiều nhưng vẫn còn cảm giác thốn, đi khập khiễng nhẹ gối phải. Sau té 1 tuần bé vẫn chơi thể thao được, thỉnh thoảng bé chạy nghe kêu lụp cụp trong gối phải gây đau. Thởi gian gần đây đau nhiều hơn, chân phải teo nhỏ hơn chân trái nên đi khám.
Quá trình thăm khám bé có triệu chứng rách sụn chêm nên được chụp MRI kiểm tra phát hiện sụn chêm ngoài bị rách, kèm theo dị dạng sụn chêm hình đĩa bẩm sinh (Tỷ lệ bị sụn chêm hình đĩa theo y văn chiếm từ 1 - 3% dân số). Bé được phẫu thuật nội soi khớp gối xâm lấn tối thiểu để tạo hình lại sụn chêm ngoài.
Các bác sĩ đang thực hiện nội soi khớp gối để tạo hình lại sụn chêm ngoài cho bé trai 12 tuổi
Khớp gối chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể nên cần có khả năng chịu lực lớn. Sụn chêm là bộ phận quan trọng tạo nên sự vững chắc của khớp gối. do đó sụn chêm có vai trò rất quang trọng trong việc giúp phân phối lực đều lên khớp gối, giúp khớp gối vững chắc giúp hấp thụ lực, giảm xóc cho cơ thể khi di chuyển, phân bố hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp, đảm bảo cho khớp hoạt động ổn định, Tránh bao khớp và màng hoạt dịch không kẹt vào khe khớp.
Rách sụn chêm là một trong những chấn thương thường gặp khi chơi thể thao, bị ngã hoặc bị tai nạn giao thông.... Đây là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất của khớp gối. Rách sụn chêm khớp gối khiến người bệnh đau, khó chịu, ảnh hưởng đến vận động
Theo BS Ngô Hồng Phúc, phẫu thuật viên chính trong ca mổ nội soi này cho biết thêm về điều trị rách sụn chêm: Không phẫu thuật: đối với những trường hợp rách nhỏ, tình trạng nhẹ, không gây đau và ít ảnh hưởng tới vận động.Có thể sử dụng các loại thuốc chống viên, thuốc giảm phù nề... kết hợp với việc chườm đá, băng chun gối, nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
Chia sẻ về vấn đề phẫu thuật, theo BS Phúc với sụn chêm bị rách lớn, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân điều trị phẫu thuật,có thể mổ hở hoặc nội soi. Hiện nay, phẫu thuật nội soi được sử dụng phổ biến hơn vì nó ít xâm lấn,ít ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu xung quanh, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sau phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ và điều trị triệt để.
Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Phó Giám Đốc bệnh viện Nhi Đồng 2,cơ thể trẻ, đặc biệt là hệ cơ xương khớp phát triển từng ngày do đó phẫu thuật nội soi khớp gối xâm lấn tối thiểu hết sức quan trong đến sự phát triển khớp gối của trẻ, phẫu thuật này đã đươc áp dụng tại các bệnh viện người lớn, tuy nhiên đối với trẻ em thì chưa phổ biến do tính chất phức tạp của kỹ năng thao tác cũng như đòi hỏi những dụng cụ phẫu thuật hết sức tinh tế.
Sau khi nhận được sự chỉ đạo của TS.BS Phạm Ngọc Thạch êkip phẫu thuật khoa bỏng- chỉnh trực bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thực hiện thành công công phẫu thuật nội soi khớp gối xâm lấn tối thiểu để tạo hình lại sụn chêm ngoài cho bé trai 12 tuổi.
Được biết, thành công này sẽ là giúp các bác sĩ tại Bệnh viện triển khai rộng rãi phẫu thuật nội soi khớp xâm lấn tối thiểu phù hợp nhất với trẻ em .