Nội soi gắp xương cá trong thực quản người phụ nữ 54 tuổi

02-08-2023 18:12 | Y tế
google news

SKĐS - Bị xương cá kích thước lớn cắm sâu vào thực quản, người phụ nữ 54 tuổi ở Hải Dương được các bác sĩ BV Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí nội soi gắp dị vật.

Mới đây, các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh vừa thực hiện nội soi gắp dị vật khá lớn ra khỏi thực quản của bệnh nhân trú tại huyện Kinh Môn, Hải Dương.

Quảng Ninh: Nội soi gắp dị vật kích thước lớn trong thực quản bệnh nhân cao tuổi - Ảnh 1.

Mảnh xương cá được gắp ra từ thực quản người phụ nữ. Ảnh BV

Theo thông tin gia đình người bệnh cung cấp, bà L.T.T, 54 tuổi (huyện Kinh Môn, Hải Dương) trong lúc ăn cá vô tình bị hóc xương, gây tức vùng cổ, khi nuốt bị vướng.

Sau khi nhập viện, qua thăm khám và trên kết quả chụp CT.Scanner cột sống cổ, kỹ thuật viên phát hiện có dị vật tại thực quản. 

Ngay sau khi hội chẩn, người bệnh được chỉ định nội soi lấy dị vật. Tại bệnh viện, bác sĩ nội soi phát hiện, tại thực quản vị trí cách cung răng trước 20cm có 1 dị vật sắc nhọn, bề mặt niêm mạc thực quản trầy xước. Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật ra ngoài, đó là một đoạn xương cá kích thước khoảng 2,5x3cm có nhiều cạnh sắc.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển, Uông Bí, dị vật đường tiêu hóa trong lúc ăn uống thường là  xương cá hoặc các loại dị vật  như tăm, tre, vỏ bao viên thuốc… Dị vật thường mắc tại thực quản nên rất nguy hiểm, cần được cấp cứu xử lý sớm nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề như loét, chảy máu, tạo ổ áp xe, nặng hơn là thủng trung thất hoặc dị vật đâm vào đoạn thực quản làm thủng động mạch…

Cụ ông 85 tuổi bị tắc ruột khi ăn quả chà là, cách phòng tránh dị vật ống tiêu hóaCụ ông 85 tuổi bị tắc ruột khi ăn quả chà là, cách phòng tránh dị vật ống tiêu hóa

SKĐS - Ông H. V. H., 85 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long hay ăn quả chà là, gần đây có tình trạng khó tiêu, đau bụng, nôn dịch màu đen. Đi khám, bác sĩ nghi bệnh nhân bị dị vật ống tiêu hóa.

Mời quý vị xem thêm video dưới đây:

Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm, Người Bệnh Có Nên Nhịn Ăn? | SKĐS


Thế Nam
Ý kiến của bạn