Hà Nội

Nội soi dạ dày bằng phương pháp gây mê có đáng lo ngại?

12-08-2023 15:13 | Y học 360
google news

SKĐS - Rất nhiều bệnh nhân sợ nội soi dạ dày bởi chưa hiểu rõ thủ thuật này cũng như lo lắng việc nội soi sẽ gây đau, biến chứng, nhất là nội soi bằng phương pháp gây mê. Sự thật như nào? Có đáng phải lo ngại đến thế hay không?

ThS.BS. Phạm Thị Vân Ngọc (Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa và Y tế cộng đồng) sẽ giải đáp ở bài viết dưới đây.

Những ai không nên nội soi dạ dày?Những ai không nên nội soi dạ dày?

SKĐS - Tôi 56 tuổi, bị đau hang vị dạ dày đã lâu. Vài ngày nay, cơn đau lại quay lại hành hạ, đi khám bác sĩ có chỉ định nội soi dạ dày.

Các phương pháp nội soi dạ dày

Đây là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh, sử dụng một ống soi mềm có gắn Camera nhỏ để ghi lại hình ảnh thật của thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng. Hình ảnh thực theo thời gian giúp bác sĩ dễ dàng quan sát, phát hiện bất thường một cách chính xác, dễ dàng. Ngoài ra, nội soi tiêu hóa cũng dùng để tầm soát ung thư, phát hiện sớm bất thường có thể dẫn đến ung thư đại tràng, dạ dày.

Phương pháp nội soi rất an toàn, ảnh hưởng duy nhất có thể gặp phải là xây xát niêm mạc, gây chảy máu, nhiễm trùng, rách thủng.  Ảnh minh họa

Phương pháp nội soi rất an toàn, ảnh hưởng duy nhất có thể gặp phải là xây xát niêm mạc, gây chảy máu, nhiễm trùng, rách thủng. Ảnh minh họa

Phương pháp nội soi rất an toàn, ảnh hưởng duy nhất có thể gặp phải là xây xát niêm mạc, gây chảy máu, nhiễm trùng, rách thủng. Nội soi dạ dày hiện nay có thể thực hiện qua đường mũi hoặc đường miệng, ngoài ra bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi dạ dày gây mê. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp và chỉ định dành cho những trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Hầu hết bệnh nhân khi được chỉ định nội soi dạ dày đều rất e ngại, người bệnh từ chối nội soi dạ dày làm bỏ lỡ cơ hội phát hiện và điều trị bệnh sớm. Nếu nội soi không gây mê, bác sĩ sử dụng ống nội soi đưa qua họng đến dạ dày, nó gây cảm giác vô cùng khó chịu, như đau, khó thở, buồn nôn và nôn,… Thế nên y học hiện đại đã tìm ra và ứng dụng nội soi dạ dày không đau, có gây mê.

Ưu nhược điểm của nội soi dạ dày không đau, có gây mê

Nội soi dạ dày qua đường miệng dễ thực hiện và độ chính xác cao. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nội soi dạ dày qua đường miệng là dùng ống mềm đường kính lớn, đưa qua miệng nên kích thích lưỡi gà, đáy lưỡi và vòm khẩu cái. Vì thế bệnh nhân sẽ khó chịu, buồn nôn, có cảm giác sợ hãi hơn khi thực hiện. Nhiều trường hợp bệnh nhân thực hiện kĩ thuật này bị nôn, gây xây rát họng, đau rát họng sau khi soi.

Để không bị đau, bác sĩ sẽ thực hiện đưa ống nội soi qua đường miệng, khi bệnh nhân đã được gây mê. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp là bệnh nhân sẽ không cảm thấy buồn nôn, khó chịu hay ám ảnh khi nội soi.

Bệnh nhân chỉ được gây mê khoảng 5 - 10 phút để nội soi, sau đó sẽ tỉnh nhanh chóng nên không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Việc gây mê này rất cần thiết nếu bác sĩ cần thực hiện các thủ thuật can thiệp không gây đau và an toàn hơn. Song chi phí thực hiện cũng cao hơn nội soi thông thường, thực hiện phức tạp do cần gây mê, xét nghiệm.

Nội soi dạ dày không nguy hiểm, nhưng dó có người có tâm lý sợ, sợ cảm giác đau, khó chịu và kích động quá mức khiến thủ thuật này làm rất khó khăn với người bệnh.

Nội soi dạ dày không nguy hiểm, nhưng dó có người có tâm lý sợ, sợ cảm giác đau, khó chịu và kích động quá mức khiến thủ thuật này làm rất khó khăn với người bệnh.

Vì sao nên thực hiện nội soi dạ dày gây mê?

Nội soi dạ dày không nguy hiểm, nhưng dó có người có tâm lý sợ, sợ cảm giác đau, khó chịu và kích động quá mức khiến thủ thuật này làm rất khó khăn với người bệnh. Lựa chọn phương pháp nội soi gây mê sẽ có rất nhiều ưu điểm:

  • An toàn, ít mamg lại biến chứng, bác sĩ dễ dàng nhận biết các tổn thương.
  • Bệnh nhân không còn cảm giác khó chịu, đau tức bụng, ghê cổ, buồn nôn…
  • Nội soi gây mê giúp các bác sỹ sẽ làm được các thủ thuật để điều trị như : sinh thiết, cầm máu, lấy dị vật, thắt tĩnh mạch thực quản, cắt polyp, nong hẹp thực quản, dẫn lưu nang dịch, lấy sỏi đường mật……
Làm thế nào để người bệnh đi nội soi cảm thấy thật thoải mái và yên tâm?

Vì nội soi sàng lọc phát hiện sớm ung thư là việc rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Vậy bạn cần chuẩn bị gì, làm như thế nào để không cảm thấy sợ hãi?

  • Người bệnh được tư vấn, hướng dẫn rõ ràng trước, trong và sau khi nội soi.
  • Người bệnh được chấn an tâm lý trước khi soi
  • Lựa chọn loại thuốc rửa ruột cần uống với số lượng ít hơn.
  • Tạo không gian ngồi chờ và khu vệ sinh cho người bệnh được thuận tiện, thoải mái...
  • Phòng hồi tỉnh cho bệnh nhân soi gây mê nên được yên tĩnh, kín đáo, riêng tư
  • Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ cho người bệnh sau khi soi (cháo, mỳ, sữa, bánh…)
  • Nếu nội soi gây mê thì nên có người nhà đi cùng.
  • Tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân cẩn thận, chu đáo trước khi ra về.
  • Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng cách súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Không ăn những thức ăn cứng, cay nóng..
  • Không nên dùng đá lạnh, dùng các đồ kích thích như: bia, rượu, trà, cà phê, thuốc lá,… để tránh gây kích thích niêm mạc họng, gây đau và viêm nhiễm.

Xem thêm video được quan tâm

Biến Chứng Của Bệnh Viêm Da Cơ Địa | SKĐS


BS. Vân Ngọc
Ý kiến của bạn