Nơi nào sẽ rộng cửa đón học sinh không có suất vào lớp 10 THPT công lập?

07-07-2023 15:44 | Thời sự

SKĐS - Với những thí sinh trượt lớp 10 công lập và không có suất ở trường dân lập thì sẽ chọn hướng đi nào? Theo các chuyên gia, các em còn nhiều cơ hội, lối đi chờ đón phía trước để lựa chọn.

32.000 thí sinh trượt lớp 10 công lập: Cha mẹ nên bình tĩnh và thấu hiểu con mình32.000 thí sinh trượt lớp 10 công lập: Cha mẹ nên bình tĩnh và thấu hiểu con mình

SKĐS - Theo các chuyên gia giáo dục, với những thí sinh trượt lớp 10 công lập năm nay, điều quan trọng nhất lúc này là ổn định tâm lý cho các em.

Nhiều trường công lập tự chủ và hiệp quản đã tuyển đủ chỉ tiêu

Tính đến thời điểm này, nhiều trường công lập tự chủ và trường công lập hiệp quản thông báo đã tuyển đủ chỉ tiêu vào lớp 10. Cụ thể, Trường THPT Phan Huy Chú thông báo dừng tuyển sinh từ 8h ngày 4/7 sau khi nhận đủ chỉ tiêu. Nhà trường cũng cho biết: "Cảm ơn phụ huynh đã tin yêu lựa chọn trường để nhập học cho con. Đồng thời xin lỗi vì không thể đáp ứng nguyện vọng nhập học của nhiều phụ huynh".

Tại Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường đã hoàn thành xong thủ tục nhập học cho học sinh vào ngày 1/7 và đẫ tổ chức cho thí sinh nhập học ngày 5/7. Các diện dự khuyết sẽ được thông báo vào ngày 10/7 (nếu còn chỉ tiêu).

Trường THPT Chuyên Sư Phạm cho biết cũng đã hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 năm nay và tổ chức cho học sinh nhập học vào ngày 2/7.

Nơi nào sẽ rộng cửa đón học sinh không có suất vào lớp 10 THPT công lập? - Ảnh 2.

Thi sinh ra về sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng kỳ thi vào lớp 10 năm học 2023 tại Hà Nội.

Trường THPT Khoa học Giáo dục, THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên cũng thông tin đã hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2023 sau khi cho thí sinh nhập học.

Một số trường như Trường THPT Lâm nghiệp vẫn nhận hồ sơ theo kế hoạch từ 5-7/7. Trường THPT Lê Lợi nhận hồ sơ từ ngày 3-13/7. Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn thông báo tuyển sinh vào lớp 10 đợt 2 bắt đầu từ ngày 1-15/7.

Trường THPT công lập có phải là lựa chọn duy nhất?

Thực tế không phải gia đình nào cũng có đủ chi phí để nuôi con 3 năm học trường tư thục, do đó nhiều gia đình đã chọn một hướng đi khác là nộp hồ sơ cho con tại các trường nghề.

Anh Trần Đức Anh (quận Nam Từ Liêm) có con năm nay thi vào lớp 10 trượt 2 nguyện vọng công lập cho biết: "Theo tôi, trường THPT công lập không phải là một lựa chọn duy nhất và khi con cái trượt lớp 10 THPT công lập cũng không phải là dấu chấm hết. Con tôi đủ điểm đỗ nguyện vọng 3, tuy nhiên, gia đình đã chọn một hướng đi khác đó là cho con học nghề theo mô hình 9+ tại một trường cao đẳng cách nhà không xa.

Lý do gia đình chọn phương án này bởi khi học ở đó con sẽ vừa được học văn hóa vừa được học nghề, tức là vừa học chương trình THPT vừa học cao đẳng. Tốt nghiệp ra trường con tôi sẽ nhận được cả hai bằng THPT do Sở GD&ĐT Hà Nội cấp và bằng cao đẳng chính quy do trường cấp".

Với chị Nguyễn Thị Thoa (ở Đông Anh) có con trai trượt cả 3 nguyện vọng vào trường công lập năm nay cho biết: "Gia đình tôi không có điều kiện để cho con học trường tư thục nên cũng đã đăng ký cho con đi học nghề. Mặc dù đã đăng ký cho con theo học rồi và cũng không còn lựa chọn nào khác, tuy nhiên tôi vẫn có nhiều băn khoăn về mức học phí sẽ được hỗ trợ thế nào và liệu rằng hành trình mấy năm học của ở đây có thuận lợi khi mà mọi người đều nói toàn những những học sinh yếu kém mới lựa chọn hướng đi này".

Để giúp phụ huynh và học sinh gỡ bỏ tâm lý băn khoăn, e ngại khi cho rằng chỉ những học sinh yếu kém mới lựa chọn hướng đi này, ông Phan Tuấn Anh - Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ (Hà Nội) cho rằng, phụ huynh nên nhìn vào các lợi ích mà các Trung tâm Giáo dục thường xuyên mang lại cho học sinh như: Thời gian học rút ngắn, vừa được học nghề, vừa được học văn hóa để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, có thể liên thông lên các bậc học cao hơn.

Theo ông Phan Tuấn Anh, khi học ở đây, học sinh còn được Nhà nước trợ cấp hoàn toàn học phí học nghề theo Nghị định 81 của Chính phủ. Đối với học phí các môn văn hóa, học sinh chỉ phải đóng mức gần như tương đương với các trường công lập. "Mặc dù điểm đầu vào của học sinh theo học ở các trung tâm này thấp hơn so với các trường công lập, nhưng số học sinh đậu tốt nghiệp THPT những năm gần đây luôn chiếm tỉ lệ cao.

Riêng tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận Tây Hồ, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT lên đến 96 - 97%. Trong đó, có khoảng 20% học sinh có đủ điều kiện học lên đại học. Như vậy có thể thấy, trường công lập không phải là lựa chọn duy nhất".

Còn theo TS. Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết: "Hiện nay, học sinh học THPT công lập hay học văn hóa tại các trường nghề, cơ hội các em là ngang nhau. Không ít học sinh học nghề có cơ hội tiếp cận việc làm sớm hơn và ra trường có thêm bằng trung cấp so với học THPT công lập. Các em sau 3-4 năm hoàn toàn đủ điều kiện gia nhập thị trường lao động và bắt đầu có thu nhập".

Phụ huynh Hà Nội vạ vật xếp hàng từ đêm mong con có "tấm vé" vào lớp 10Phụ huynh Hà Nội vạ vật xếp hàng từ đêm mong con có 'tấm vé' vào lớp 10

SKĐS - Để con có được một suất vào lớp 10, nhiều phụ huynh đã phải xếp hàng xuyên đêm để chờ giờ nộp hồ sơ cho con.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn