Nơi nào quan sát được mưa sao băng rực rỡ nhất năm?

11-12-2023 15:19 | Xã hội

SKĐS - Tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ vào đêm 14/12, thời tiết đã giảm mưa, tuy nhiên trời vẫn nhiều mây và sương mù nên cơ hội quan sát mưa sao băng Geminids không thuận lợi.

Việt Nam sắp quan sát được mưa sao băng rực rỡ từ mảnh vụn của tiểu hành tinhViệt Nam sắp quan sát được mưa sao băng rực rỡ từ mảnh vụn của tiểu hành tinh

SKĐS - Một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất hàng năm đang diễn ra ngay bây giờ và sẽ đạt cực điểm giữa tháng này là Geminids - một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất hàng năm.

Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), người yêu thiên văn ở Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị là mưa sao băng Geminids. Thời điểm mưa sao băng Geminids đạt cực đại là vào nửa đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15/12 và thời điểm tốt nhất là quan sát từ sau nửa đêm ngày 14/12. 

Năm nay theo dự báo thời gian cực điểm của Geminids rơi vào ~ 19h UTC ngày 14/12/2023. Với múi giờ Việt Nam UTC + 7 thì đó là vào tầm 2h sáng này 15/12/2023. Cực điểm rơi vào sau nữa đêm là cực kì thuận lợi vì nó làm tăng khả năng có thể thấy được nhiều sao băng hơn trước nữa đêm. Như vậy thời gian có thể quan sát sao băng Geminids tốt nhất vào năm nay là đêm 14 và rạng sáng ngày 15/12/2023. Chòm Song Tử lên cao tầm 10h tối vì thế có thể quan sát từ 10h tối cho đến rạng sáng với tâm điểm quan sát là bao quát từ chân trời Đông Bắc lên đến đỉnh đầu, nơi có chòm sao Song Tử.

Nơi nào quan sát được mưa sao băng rực rỡ nhất năm?- Ảnh 2.

Geminids là trận mưa sao băng được chờ đợi vì số lượng sao băng lớn.

Khác với hầu hết các trận mưa sao băng khác có nguồn gốc từ các sao chổi, Geminids là mưa sao băng xuất phát từ những mảnh vụn của một tiểu hành tinh có tên là 3200 Phaethon. Đây là một tiểu hành tinh nhỏ có đường kính khoảng 5 km và chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo có chu kỳ 1,4 năm. Những mảnh vụn của tiểu hành tinh này để lại trên đường đi của nó khi tới gần Mặt Trời là rất nhiều thiên thạch nhỏ. Hàng năm, khi Trái Đất của chúng ta đi qua khu vực quỹ đạo bị cắt ngang bởi dòng thiên thạch này, các thiên thạch đi vào khi quyển Trái Đất với vận tốc hơn 100.000 km/h và cháy sáng trên tầng cao khí quyển, tạo thành những vệt sao băng mà chúng ta có thể quan sát được từ mặt đất

Geminids không chỉ được chú ý bởi lượng sao băng nhiều mà còn bởi thường có nhiều sao băng rất sáng.

Để quan sát mưa sao băng, bạn không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào, quan sát bằng mắt thường chính là tốt nhất. Nên chọn vị trí quan sát có góc nhìn rộng, ít ánh sáng nhân tạo (tuyệt đối không quan sát ở nơi có ánh đèn chiếu trực tiếp vào mắt). Ban đầu, bạn sẽ cần khoảng 10 phút để mắt quen với bóng tối - vì vậy hãy kiên nhẫn, có thể ban đầu bạn không thấy ngôi sao nào cả, nhưng vài phút sau chúng sẽ dần xuất hiện. Tư thế quan sát tốt nhất là ngả lưng để ánh mắt luôn hướng lên phía trên. Đừng quên bảo vệ sức khỏe và chú ý vấn đề an ninh nếu như nơi quan sát không phải là nhà của bạn.

Trong điều kiện quan sát tốt, Geminids năm nay có thể cho bạn thấy khoảng 100 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm, hoặc hơn. Mưa sao băng được đặt tên theo chòm sao mà các vệt sao băng đều xuất phát từ một điểm trên bầu trời thuộc về chòm sao này. Khi Trái đất đi qua một luồng bụi không gian và các hạt của nó bốc cháy, chúng xuất hiện, bắn ra từ một vùng nhỏ trên bầu trời trong một chòm sao – một điểm mà các nhà thiên văn học gọi là "bức xạ". Vì vậy, trận mưa sao băng phổ biến nhất trong năm, trận mưa sao băng Perseid mùa hè, đặt theo tên của chòm sao Perseus, để tưởng nhớ người anh hùng thần thoại Hy Lạp đã tiêu diệt quái vật, giống như Leonids tháng 11 được đặt theo tên của chòm sao Leo (Sư Tử),…

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ vào đêm 14/12, thời tiết đã giảm mưa, tuy nhiên trời vẫn nhiều mây và sương mù nên cơ hội quan sát mưa sao băng Geminids không thuận lợi.

Thủ đô Hà Nội đêm 14/12 trời lạnh, không mưa nhưng khả năng có mây nên việc quan sát gặp nhiều khó khăn.Tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ (trong đó có Đà Nẵng), đêm 13, rạng sáng ngày 14/12 trời ít mây, không mưa, có thể quan sát được mưa sao băng thuận lợi.

Tây Nguyên và Nam Bộ đã bước vào mùa khô với hình thái thời tiết điển hình là ngày nắng, đêm không mưa, trời quang mây, khá thuận lợi cho việc quan sát và chiêm ngưỡng trận sao băng đẹp nhất năm.

Các chuyên gia lưu ý, để quan sát mưa sao băng nên chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Người quan sát có thể hướng về phía chòm sao Song Tử, trung tâm của trận mưa sao băng này. Tuy nhiên, các sao băng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

Sau mưa sao băng Geminids, người yêu thiên văn còn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Ursids vào đêm ngày 21, rạng sáng ngày 22/12. Tuy nhiên, đây là trận mưa sao băng nhỏ, chỉ đạt khoảng 5-10 vệt sao băng mỗi giờ. Thời điểm mưa sao băng Ursids đạt cực đại năm nay cũng trùng với kỳ trăng tròn nên việc quan sát gặp nhiều khó khăn.

Tháng 12 chiêm ngưỡng "vua của các trận mưa sao băng" rực rỡ trên bầu trờiTháng 12 chiêm ngưỡng 'vua của các trận mưa sao băng' rực rỡ trên bầu trời

SKĐS - Geminids là vua của các trận mưa sao băng. Nó được nhiều người coi là trận mưa lộng lẫy nhất trên bầu trời, tạo ra tới 120 sao băng mỗi giờ với vô vàn sắc màu vào lúc cực đại sẽ diễn ra trong tháng 12 này.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế đề xuất gói BHYT bổ sung | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn